Vận Dụng AI Trong Adobe Photoshop, Rút Ngắn Thời Gian Hậu Kỳ Với 05 Bước

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Những công việc lặp đi lặp lại trong quá trình hậu kỳ làm bạn tốn nhiều thời gian và công sức? Hãy để các công cụ AI trong Adobe Photoshop giúp các Archviz Artist hợp lý hóa công việc và đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn.

Trong bài viết này, 4pixos Academy sẽ mách cho bạn cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop để tự động hóa nhiều tác vụ, tối ưu hóa quy trình hậu kỳ và tăng năng suất làm việc trong 05 bước. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những ý tưởng sáng tạo và hoàn thiện các dự án của mình hơn.

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn hình: Archviz Artist

1. Post-production in Frame Buffer

Hãy bắt đầu quá trình hậu kỳ (post-production) trong Frame Buffer để định hình vẻ ngoài của hình ảnh render trước khi đưa vào Adobe Photoshop. Cài đặt mặc định quá bão hòa nên bước này chủ yếu là để khử bão hoà. Tại đây, bạn có thể sử dụng các công cụ như Curves, Color Balance, Tone Mapping,… để thêm highlight compression giúp giảm các vùng sáng quá mức, thêm filmic layer, điều chỉnh độ tương phản (contrast) và cân bằng màu sắc. Cuối cùng, thêm LUT phù hợp với ý tưởng trong đầu của bạn.

Nhớ lưu lại các kênh alpha để sử dụng trong quá trình chỉnh sửa ở Photoshop nhé!

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn hình: Archviz Artist

2. Replacing the Background

Việc thay thế background là một trong những kỹ thuật thường dùng trong hậu kỳ. Với sự hỗ trợ của các công cụ AI trong Adobe Photoshop như: Generative FillRemove, 3D Artist sẽ thực hiện thao tác này nhanh gọn hơn bao giờ hết. Trước tiên, hãy mở hình ảnh và chọn tải dữ liệu kênh alpha dưới dạng Alpha channel. Sau đó nhấn đúp chuột vào layer để mở khóa nó. Sử dụng kênh alpha để tạo vùng chọn chính xác cho đối tượng cần thay thế background, chọn “Generative Fill” và bạn sẽ có ngay một vài sự lựa chọn mới dựa trên các thông tin có sẵn trong hình ảnh mà không cần bất kỳ prompt nào. Công cụ Remove sẽ giúp bạn dễ dàng mở rộng một số vùng của hình ảnh hoặc loại bỏ các element không mong muốn.

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn hình: Archviz Artist

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn hình: Archviz Artist

Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm một vài công cụ AI trong Adobe Photoshop sau để thay thế nền:
Content-Aware Fill: Công cụ này sẽ tự động tìm kiếm các model phù hợp trong hình ảnh để lấp đầy vùng trống, thay thế nền một cách tự động và chính xác, tạo ra những bức ảnh chân thực hơn.
Sky Replacement: AI dùng để thay thế bầu trời một cách nhanh chóng và dễ dàng, tạo ra những khung cảnh ấn tượng.

3. Creating various versions of the render

Bạn có thể tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của cùng một hình ảnh render 3D bằng cách sử dụng các bộ lọc, hiệu ứng và các công cụ điều chỉnh màu sắc trong Photoshop như: Filter Gallery, Hue/Saturation, Color Balance, Gradient Map,… Ví dụ khi bạn muốn tạo một hình ảnh render với phong cách cổ điển, bạn có thể sử dụng bộ lọc Oil Paint và điều chỉnh màu sắc.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng AI Style Transfer để chuyển đổi phong cách của một hình ảnh sang một phong cách khác, tạo ra những phiên bản render độc đáo và sáng tạo. Công cụ Generative Adversarial Networks (GANs) cũng sẽ giúp bạn tạo ra những hình ảnh render mới bằng cách thu thập thông tin từ một tập dữ liệu nhất định.

4. Adjusting the visualization in Photoshop

Khi đã hoàn thành hình ảnh cơ bản của mình, hãy bắt đầu điều chỉnh tổng thể hình ảnh bằng Adobe Photoshop, bao gồm độ sáng, độ tương phản, màu sắc và các yếu tố khác. Ví dụ như khi bạn muốn người xem tập trung sự chú ý vào phần giữa của hình ảnh, bạn có thể thêm độ tương phản, hiệu ứng mờ viền, điều chỉnh độ sáng chung hoặc thêm LUT để cân bằng màu sắc. Sau đó mới điều chỉnh cho các đối tượng cụ thể trong hình ảnh.

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn hình: Archviz Artist

Một tips nhỏ là bạn có thể sử dụng wire color pass để chỉ chọn một đối tượng cụ thể, dùng Magic Wand Tool, bỏ tuỳ chọn “Contiguous” để chọn những phần không được kết nối.

5. Using AI to improve the 3D render

Cuối cùng, hãy tận dụng các công cụ AI trong Adobe Photoshop để tăng cường hình ảnh render của bạn một cách nhanh chóng. Công cụ “Remove” để dọn dẹp một số phần như các phần lặp lại (repetitions) trên texture của hình ảnh. Bằng cách bỏ tuỳ chọn the “remove after each stroke”, bạn có thể vẽ lên mọi phần muốn xoá trước và sau đó tạo ra kết quả. Nhấn vào đây khi bạn hoàn tất.

Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Hiểu rõ cách vận dụng AI trong Adobe Photoshop sẽ giúp giảm thiểu thời gian hậu kỳ, Archviz Artist có thể tập trung vào những khía cạnh sáng tạo khác của dự án. Tạo ra những hình ảnh render chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nguồn hình: Archviz Artist

Với một số elements trong hình ảnh render rất dễ trông “không thuận mắt” như cây cối hoặc vải lông thú, hãy dùng công cụ ‘Generative Fill’ để thay thế chúng. Trước tiên, hãy chọn element đó bằng Lasso tool > chọn Generative Fill và nhập prompt theo những gì bạn muốn. Công cụ AI này sẽ đưa cho bạn một vài gợi ý phù hợp nhất.

Bạn cũng có thể sử dụng các plugin AI để loại bỏ nhiễu, tăng cường chi tiết và tạo ra các hiệu ứng đặc biệt như: Topaz Denoise AI, Sharpen, Lens Blur,…

Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tip hữu ích về diễn hoạ kiến trúc & các công cụ AI, hãy truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!

Nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về phần mềm 3D (3Ds Max, Sketchup, Blender,…) và mong muốn nâng tầm chất lượng hình ảnh render, rút ngắn thời gian diễn họa, thuận tiện trong việc tạo ra nhiều concept để trao đổi với khách hàng và hỗ trợ quá trình sáng tạo, thì Art Direction w AI là khóa học sẽ hướng dẫn bạn cách ứng dụng AI vào công việc diễn họa thực tế thông qua việc nắm vững 2 yếu tố quan trọng sau:

Nền tảng kiến thức thẩm mỹ: cần làm gì để hình ảnh đẹp hơn, định hướng được bố cục, màu sắc và ánh sáng cho hình ảnh.
Khả năng kiểm soát công cụ AI ở mức độ cao: hiểu sâu và khai thác được tối đa sức mạnh của công cụ AI; Khả năng điều khiển, kiểm soát công cụ AI để tạo ra kết quả theo định hướng mong muốn, không bị phụ thuộc vào kết quả “random” của AI.

Tìm hiểu thêm thông tin về Khóa học Art Direction w AI hoặc các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.

Nguồn tham khảo: Archviz Artist

Xem thêm
> 9 “Thao Tác” Mới Của Photoshop Nhờ Có Công Cụ AI Hỗ Trợ
> Tạo Macroscript Từ Script Trong 3Ds Max: Liệu Có Khó Thực Hiện?
> Nên Vận Dụng AI Vào Giai Đoạn Nào Trong Quá Trình Diễn Hoạ Kiến Trúc?
> 10 Photoshop Tips Giúp Xử Lý Hậu Kỳ Nhanh – Gọn, Mọi 3D Artist Nhất Định Phải Biết
> Làm Thế Nào Để Tạo Prompts Hiệu Quả Trên Stable Diffusion?