Việc thúc đẩy sự sáng tạo và tối ưu hóa quá trình xử lý hậu kỳ là chìa khóa để tạo ra những tác phẩm render đẹp mắt. Photoshop chính là một trong những “trợ thủ đắc lực” của các 3D Artist trong quá trình ấy. Nhưng để sử dụng Photoshop sao cho hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc và cho ra kết quả hậu kỳ ấn tượng không phải là chuyện dễ dàng.
Hãy để 4pixos tổng hợp ngay 10 Photoshop Tips Giúp Xử Lý Hậu Kỳ Nhanh – Gọn, Mọi 3D Artist Nhất Định Phải Biết để nâng cao kỹ năng của mình nhé!
1. Quick Masking
Quên render wire mask element đôi khi là điều khó tránh khỏi. Phương pháp thủ công Để giải quyết vấn đề này, các artist có thể sử dụng tùy chọn Quick Mask. Để bật tính năng này, bạn nhấp vào , khi đó layer sẽ chuyển sang màu đỏ. Hoặc bạn có thể sử dụng phím tắt Q để thực hiện thao tác này. Sử dụng brush tool để tạo mask bằng cách vẽ; mọi phần màu đỏ sẽ bị xóa khỏi vùng chọn. Việc sử dụng tùy chọn này rất hữu ích vì bạn có thể dễ dàng xem phần nào sẽ có và phần nào không có trong vùng chọn. Nếu muốn làm điều ngược lại, bạn chỉ cần đảo ngược màu bằng phím tắt X. Bằng cách sử dụng phím Shift, bạn có thể vẽ đường thẳng từ điểm này đến điểm khác. Sau khi mask đã sẵn sàng, chỉ cần nhấn phím Q một lần nữa để thoát khỏi Quick Mask. Khi đó bạn có thể điều chỉnh phần này theo cách bạn muốn, hiệu ứng sẽ chỉ ảnh hưởng đến những phần đã được chọn.
2. Switch-Loaded Tools
Nếu bạn muốn tạm thời chuyển đổi các công cụ để chỉnh sửa nhanh chóng, công cụ switch-loaded là một tùy chọn khá hữu ích. Giả sử, bạn muốn sử dụng công cụ stamp để sao chép lá cây trên đường. Hãy tạo một layer mới bằng cách sử dụng tổ hợp phím tắt SHIFT + CTRL + N. Sử dụng phím ALT để chọn khu vực và đặt nó vào. Với thao tác như thế, bạn sẽ sao chép cả black shadow. Bạn cần loại bỏ nó bằng cách sử dụng công cụ xóa, đó là phím tắt E. Sau đó, nhấn phím S để quay trở lại công cụ stamp. Tuy nhiên, bạn sẽ mấy khá nhiều thời gian để thay đổi công cụ nếu phải stamping nhiều lần. Để tiết kiệm thời gian, thay vì chỉ nhấn phím E, bạn có thể nhấn và giữ nó cho đến khi hoàn thành. Sau khi thả phím, nó sẽ tự động quay trở lại công cụ trước đó. Tính năng này cũng hoạt động với các công cụ khác. Ví dụ, khi sử dụng brush tool (phím tắt là B), nhấn và giữ phím E để sử dụng công cụ xóa trong giây lát. Khi thả phím E, brush tool sẽ hoạt động trở lại.
3. ALT key tricks
Sao chép những thứ khác nhau qua các layer chính là cách để dễ dàng làm việc với các layer và tăng tốc quy trình làm việc. Để dễ hình dung, cùng 4pixos Academy làm một ví dụ minh hoạ nhé! Bạn đang cần làm cho khu vực nhà hàng nổi bật hơn và thay đổi một chút tone màu. Trong trường hợp thay đổi cùng một khu vực như này, thay vì thực hiện hai lần thao tác, bạn có thể giữ phím ALT và sao chép mask. Với phím ALT, bạn cũng có thể sao chép các layer. Chỉ cần giữ ALT và di chuyển layer lên hoặc xuống. Ví dụ như khi bạn muốn thêm một số object (con vẹt) vào hình ảnh, bạn sẽ thao tác như thế nào? Nhanh chóng điều chỉnh kích thước và đặt nó ở một nơi nào đó để nó tự động trở thành smart object rồi thêm hiệu ứng cho chân thật hơn (motion blur) và lặp đi lặp lại thao tác này? Thay vì thế, hãy sao chép bộ lọc từ một lớp sang lớp khác. Bạn chỉ cần nhấn vào thứ bạn muốn sao chép với phím ALT và sau đó, đặt chuột lên layer bạn muốn sao chép.
4. ALT-click between layers
Khi các object không phù hợp với bảng màu, để điều chỉnh có phải bạn sẽ thêm điều chỉnh hue/saturation adjustment và thay đổi màu sắc của object? Cách này sẽ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh đấy. Hãy thử thêm một mask cho object, vấn đề này sẽ được giải quyết. Nhưng còn có một cách nhanh hơn để làm điều đó! Bạn có thể giữ phím ALT giữa các layer cho đến khi bạn thấy mũi tên này . Sau đó, thả phím. Các adjustment layer sẽ chỉ hoạt động ở layer bên dưới.
5. Merging layers
Một mẹo nhanh khác là merge các layers bằng những phím tắt! Đôi khi, các 3D Artist cần phải merge các layers lại với nhau để sử dụng một bộ lọc cụ thể hoặc để thực hiện một số điều chỉnh. Thay vì tìm kiếm tùy chọn, bạn có thể sử dụng các phím tắt. Ví dụ như ấn phím CTRL+SHIFT+ALT+E cùng một lúc, bạn có thể merge các visible layers. Hoặc sử dụng tổ hợp phím SHIFT+ALT+E để chọn một số layer cần merge.
6. Masking tricks
Tiếp đến, 4pixos Academy sẽ mách bạn một số phím tắt thú vị mà bạn có thể sử dụng trong quá trình tạo mask nhé. Ví dụ như trường hợp muốn khử bão hòa (desaturate) một số phần của hình ảnh. Khi mask có màu trắng thì các hiệu ứng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh. Để tạo hiệu ứng ngược lại, bạn cần mask màu đen. Để làm được điều dó, bạn có thể đảo ngược màu sắc bằng cách sử dụng phím tắt CTRL+ I. Hoặc với trường hợp muốn giảm độ bão hoà trong ảnh, các 3D Artist thường sẽ sử dụng brush và vẽ ở những vùng cần giảm độ bão hòa. Để kiểm soát cường độ của hiệu ứng tốt hơn, chúng ta có thể sử dụng opacity của brush hoặc có thể thay đổi opacity trên thanh trượt/gõ giá trị mà mình muốn. Nhưng có một cách tốt và nhanh hơn đó là nhấn vào các phím số. Ví dụ 1, bạn có thể thay đổi opacity thành 10%, 2 – 20%, 5 – 50%,… Nhưng bạn cũng có thể chọn tỷ lệ phần trăm chính xác bằng cách nhập nhanh giá trị, ví dụ: 78.
7. Filling the selection in color
Tips thứ 7 này sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng tô màu cho vùng chọn theo màu nền hoặc màu nền trước. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này khi làm việc trên mask. Sử dụng CTRL+BACKSPACE để tô màu nền (Background color) cho mask, trong trường hợp là màu đen. Hoặc tô màu nền trước (Foreground color) cho mask bằng cách sử dụng phím tắt ALT+BACKSPACE. Như thế, bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc trên mask. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để fill cho vùng selection. Hãy đặt Foreground color thành màu đỏ, sử dụng phím ALT+BACKSPACE và bắt đầu điều chỉnh Background color thành màu xanh. Và bằng cách sử dụng phím tắt CTRL+BACKSPACE, bạn sẽ có thể tô màu nền cho vùng chọn.
8. Before/After trick
Thủ thuật này sẽ giúp các 3D Artist dễ dàng so sánh hiệu quả ban đầu và hiệu quả cuối cùng khi làm việc trên một dự án có nhiều layer. Với trường hợp là ảnh gốc, hãy nhấn vào biểu tượng con mắt bằng ALT để chỉ hiển thị một layer. Bằng cách nhấn lại phím ALT vào phần này, bạn sẽ bật lại các layer còn lại. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giữa kết quả ban đầu và kết quả cuối cùng để so sánh cách hoạt động của quá trình hậu kỳ.
9. Picking a color from any outside app
Bạn có biết rằng bạn cũng có thể chọn màu từ bất kỳ ứng dụng nào khác trên máy tính của bạn không? Để làm như vậy, khi bật công cụ Eyedropper, bạn phải giữ nút chuột trái trong Photoshop và di chuyển sang ứng dụng khác mà bạn cần sao chép màu. Đây sẽ là một thủ thuật cực kỳ hữu ích khi khách hàng gửi cho bạn một số màu tham chiếu và bạn phải điều chỉnh nó. Bạn không cần phải mở hình ảnh trong Photoshop hay chụp ảnh màn hình, chỉ cần sử dụng phương pháp này! Thật tuyệt vời phải không?
10. Opening the same file in two windows
Trong quá trình xử lý hậu kỳ, bạn có thể muốn phóng to thật gần để kiểm tra một số chi tiết, nhưng đồng thời cần xem hình ảnh tổng thể trông như thế nào. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể mở cùng một file trong hai cửa sổ và đặt chúng cạnh nhau ở hai mức thu phóng khác nhau. Để thực hiện việc này, trước tiên hãy mở file mà bạn cần xử lý, sau đó chọn Window > Arrange > New Window cho [tên file của bạn]. Thao tác này sẽ mở ra cửa sổ thứ hai cho file gốc. Sau đó vào Window > Arrange > 2-Up Vertical để đặt hai cửa sổ cạnh nhau. Sau đó, ở phần bên trái (LHS), bạn có thể phóng to để xử lý các chi tiết. Ngược lại, bạn có thể thu nhỏ phần bên phải ERH để nhìn toàn bộ hình ảnh. Bất kỳ điều chỉnh nào bạn thực hiện đối với một cửa sổ sẽ được phản ánh ngay lập tức trên cửa sổ còn lại.
Hy vọng 10 Photoshop Tips bên trên sẽ giúp bạn tối ưu hoá quá trình xử lý hậu kỳ hơn. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, hãy truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!
Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức & Kỹ năng để tự tin thực chiến ở những dự án lớn, hãy tham khảo Khóa học Junior Artist của 4pixos Academy nhé hoặc tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.
Nguồn tham khảo: Arch Viz Artist
Xem thêm
> Kiểm Soát Từng Element, Tối Ưu Quá Trình Xử Lý Hậu Kỳ Với Corona Renderer Elements Manager
> 3D Artist – Họ là ai trong vũ trụ AEC (kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng)?
> 10 thư viện model online cực hữu ích cho Archviz Artist
> 15 Plugins tối ưu hoá quy trình làm việc cho Archviz Artist