7 Composition Tips in ArchViz

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Đối với Diễn họa kiến trúc, để tạo nên một sản phẩm đẹp đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau như bố cục, ánh sáng, độ chân thật của vật liệu… Và trong số đó, “Composition Tips” là một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo sự cân bằng và hài hòa, cũng như tạo được điểm nhấn cho chủ thể nổi bật hơn.

Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về chủ đề này, bài viết hôm nay sẽ phân tích kỹ hơn về định nghĩa và cách sử dụng 7 Composition Tips thường dùng vào trong Diễn họa kiến trúc. Chắc chắn những tips và ví dụ được liệt kê trong post này sẽ là chưa đủ nên nếu các bạn có biết thêm những tips nào khác thì hãy comment bên dưới để chia sẻ cho 4pixos và các bạn khác cùng biết nhé.

Rule of third

Rule of Thirds: là một trong những nguyên tắc cơ bản của composition. Nguyên tắc này chia khung hình thành ba phần ngang và ba phần dọc, tạo ra một lưới 3×3 với các đường chia là các đường ngang và đứng. Các đối tượng chính hoặc các điểm quan trọng trong hình ảnh thường được đặt ở các điểm giao nhau của các đường chia này (điểm vàng).

Cách sử dụng: 

  • Đặt các đối tượng chính như tòa nhà chính, cửa chính, hoặc điểm nhấn khác tại các điểm giao nhau (điểm vàng)
  • Chia không gian thành 3 lớp: tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Trong đó chủ thể chính sẽ được đặt tại trung cảnh, kết hợp cùng với ánh sáng để làm nổi bật nhất. Tiền cảnh và hậu cảnh sẽ được xử lý tối hơn hoặc làm mờ.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
(Đặt các đối tượng chính tại vị trí ⅓)
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Chia không gian thành 3 layer: tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh)

Framing

Framing: là một kỹ thuật sử dụng các yếu tố có sẵn trong hình ảnh (vd: cửa, cửa sổ, cây cỏ…) để tạo ra một khung xung quanh đối tượng chính. Điều này sẽ giúp tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể của bức ảnh. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể kết hợp cùng các yếu tố khác như ánh sáng, hoặc cách sắp xếp các đối tượng trong khung cảnh ở những khoảng cách khác nhau để tạo chiều sâu và độ hài hòa cho bức ảnh.

Cách sử dụng: 

  • Sử dụng các đối tượng như cửa sổ, cửa, cột, cây cỏ hoặc các đối tượng kiến trúc khác để tạo ra một khung xung quanh cảnh quan chính. 
  • Tận dụng cảnh quan tự nhiên như cánh đồng, dãy núi, hoặc sông suối để tạo ra một khung cảnh tự nhiên cho kiến trúc. Điều này không chỉ tạo ra một cảm giác hài hòa mà còn kết hợp sự đối lập giữa thiên nhiên và kiến trúc.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các đối tượng kiến trúc để tạo khung xung quanh cảnh quan chính)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các cảnh quan tự nhiên để tạo khung xung quanh cảnh quan chính)

Leading lines

Leading lines: là một kỹ thuật sử dụng các đường nét, đối tượng có sẵn trong khung hình để hướng ánh nhìn của người xem từ điểm khởi đầu đến  điểm nhấn trong bức ảnh. Các đường dẫn này có thể là các đường thẳng, cong, đường biên của các đối tượng hoặc cảnh quan. 

Cách sử dụng: 

  • Sử dụng các đường thẳng hội tụ vào một điểm như hàng rào, cầu thang hoặc các yếu tố kiến trúc khác để hướng ánh nhìn
  • Sử dụng các đường cong của con đường, con sông, các dải mây hay cầu thang xoắn để tạo ra một dãy các đường dẫn mềm mại.
  • Sử dụng các đường chéo như con đường, dòng sông… tạo cảm giác chuyển động và thay đổi. 
  • Sử dụng các đường dẫn ngụ ý, vd hướng nhìn của một người. Khi người đàn ông/ phụ nữ hướng ánh nhìn vào một điểm nào đó trong bức hình, chúng ta sẽ dõi theo để biết họ đang hướng ánh nhìn vào đâu
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các đường thẳng để hướng ánh nhìn)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các đường cong để hướng ánh nhìn)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các đường chéo để hướng ánh nhìn)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các đường dẫn ngụ ý để hướng ánh nhìn)

Symmetry

Symmetry: là kỹ thuật áp dụng sự cân bằng và đối xứng trong bố cục của các yếu tố kiến trúc. Đó có thể là đối xứng theo trục (axisymmetric), tức là một phần của kiến trúc được lặp lại đối xứng qua một trục giả định, hoặc có thể là đối xứng theo diện tích (symmetrically balanced), tức là các yếu tố được phân bố một cách cân đối và đồng đều trong không gian.

Cách sử dụng: 

  • Đối Xứng Trục: sử dụng với các công trình cùng các yếu tố kiến trúc xung quanh có thiết kế đối xứng để tạo hình ảnh ấn tượng, đặc biệt nên tận dụng các đối tượng reflect như gương, mặt nước, mặt sàn…
  • Đối Xứng Diện Tích: sử dụng với các yếu tố kiến trúc được phân bố cân đối và đổng đều trong không gian. Các yếu tố này có thể bao gồm các cửa sổ, cột, hoặc các yếu tố khác.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Đối xứng trục)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Đối xứng diện tích)

Contrast

Contrast: là việc sử dụng sự khác biệt trong màu sắc, ánh sáng, hình dạng hoặc các yếu tố khác để tạo ra sự nổi bật và đặc biệt cho chủ thể trong bức ảnh. Đối lập giữa các yếu tố này không chỉ làm cho bức ảnh trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn mà còn làm cho các yếu tố quan trọng nổi bật hơn và dễ nhận biết hơn.

Cách sử dụng: 

  • Color: Sử dụng màu sắc đối lập giữa các phần của tòa nhà hoặc giữa kiến trúc và nền để làm nổi bật các chi tiết và điểm nhấn.
  • Light & Shadow: Tận dụng sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối để làm nổi bật. Sử dụng ánh sáng để chiếu sáng lên các phần quan trọng và tạo ra các khu vực bóng tối để tạo ra sự đặc biệt và sâu sắc.
  • Shape & Texture: Ví dụ, sử dụng sự đối lập giữa các bề mặt trơn và nhám hoặc giữa các hình dạng cứng và cong để tạo ra sự hấp dẫn và sự độc đáo.
  • Size & Proportion: ví dụ sự đối lập giữa các phần lớn và nhỏ, hoặc giữa các hình dạng lớn và nhỏ, có thể tạo ra sự hấp dẫn và sự chú ý đối với các phần quan trọng của kiến trúc.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng Color để tạo tương phản)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng Light & Shadow để tạo tương phản)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng Shape & Texture để tạo tương phản)

(Sử dụng Size & Proportion để tạo tương phản)

Pattern and repetition

Pattern and Repetition: là một nguyên tắc mà trong đó sử dụng các yếu tố được lặp lại theo một cách đều đặn và có hệ thống để tạo ra một mẫu hoặc sự lặp lại trong hình ảnh. Việc sử dụng pattern và repetition có thể tạo ra một cảm giác của sự đồng nhất, sự hài hòa và sự thú vị trong thiết kế.

Cách sử dụng: 

  • Sử dụng các yếu tố như hình dạng, màu sắc, hoặc cấu trúc để tạo ra một mẫu hoặc sự lặp lại trong kiến trúc. Ví dụ, các hàng cột, cửa sổ, hoặc hình dạng đối xứng
  • Tạo sự nổi bật khi dùng đối tượng chính để tạo sự tương phản và phá vỡ pattern và repetition.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Sử dụng các yếu tố như hình dạng, màu sắc, hoặc cấu trúc để tạo ra một mẫu hoặc sự lặp lại trong kiến trúc)

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

(Tạo sự nổi bật khi dùng đối tượng chính để tạo sự tương phản và phá vỡ pattern và repetition)

Fill the frame

Fill the frame: là một nguyên tắc mà ý nghĩa chính là điền hết khung hình với đối tượng chính hoặc chi tiết quan trọng của bức ảnh. Bằng cách này, đối tượng hoặc chi tiết sẽ chiếm một phần lớn hoặc toàn bộ không gian của khung hình, tạo ra sự rõ ràng và nổi bật.

Cách sử dụng: 

  • Chọn một chi tiết quan trọng trong kiến trúc, chẳng hạn như một cửa sổ, cột, hoặc phần mặt tiền của tòa nhà, và làm cho nó chiếm một phần lớn hoặc toàn bộ không gian của khung hình. Điều này giúp loại bỏ sự chú ý không cần thiết vào các yếu tố phụ trợ và tập trung sự chú ý của người xem vào chi tiết quan trọng và tạo ra một bức vẽ mạnh mẽ và chứa đầy ý nghĩa.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Nếu bạn muốn khởi động sự nghiệp Archviz Artist với thu nhập hấp dẫn, hãy tham khảo Khóa học Junior Artist tại 4pixos nhé. Khóa học Junior Artist là chương trình đào tạo nghề kéo dài trong 3 tháng, được đúc kết từ hơn 5 khoá intern training và tâm huyết kinh nghiệm 12 năm làm nghề của anh Dexter Nguyễn – một trong những Archviz Artist hàng đầu và là nhà sáng lập 4pixos Studio và 4pixos Academy. Trong khóa Junior Artist, bạn sẽ được hướng dẫn các kiến thức nền tảng quan trọng để ứng dụng trực tiếp vào công việc:

  1. Sắp xếp và tối ưu file
  2. Modeling
  3. UV, Texturing
  4. Material
  5. Composition & Lighting
  6. Landscape: bố trí landscape và thực hành trồng cây với Itoo forest , điều mà các bạn sẽ thực hiện trong 70-80% dự án diễn họa.
  7. Group: học cách phối hợp nhịp nhàng, phân chia công việc, phát huy điểm mạnh của từng thành viên.
  8. Post Production

Nếu bạn muốn trở thành một Archviz Artist chuyên nghiệp hãy đăng ký Khóa Junior Artist của 4pixos – đây sẽ chính là bệ phóng giúp bạn khởi động sự nghiệp và rút ngắn con đường này. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây

Xem thêm

3 loại đèn chiếu sáng cơ bản trong diễn họa nội thất
04 Bước Để Tạo Night Transition Siêu Thực Cho Tác Phẩm Render
9 nguyên tắc cơ bản làm nên một tác phẩm diễn họa thành công
Hướng Dẫn Chọn 3D Assets Hợp Lý Tạo Biome Siêu Thực
10 thư viện model online cực hữu ích cho Archviz Artist