Hướng Dẫn Chọn 3D Assets Hợp Lý Tạo Biome Siêu Thực

Hướng Dẫn Chọn 3D Assets Hợp Lý Tạo Biome Siêu Thực
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Một biome (hệ sinh thái hoặc quần xã sinh vật) được cấu thành từ sự đa dạng của những sinh vật cư trú (cả động và thực vật), điều kiện khí hậu đến sự thích nghi với điều kiện môi trường của các loài sinh vật. Vì thế, khi muốn hiện thực hóa một biome, trước tiên bạn cần hiểu rõ những đặc tính của loại biome mà bạn muốn render để dễ dàng lựa chọn 3D assets.

Thế nhưng, hành tinh của chúng ta lại có vô vàn quần xã sinh vật, các Archviz Artist phải trở thành “nhà địa lý học” để am hiểu tất cả? Đừng lo, đã có 4pixos Academy giúp bạn tổng hợp những điểm đặc trưng của 05 dạng biome phổ biến nhất và cách chọn 3D assets hợp lý nha. Đối với mỗi biome, 4pixos Academy sẽ phân thành ba lớp để mô tả: trees (top layer), undergrowth (middle layer), và groundcover (bottom layer).

1. Conifer (Pine) Forest – Rừng lá kim/Rừng thông

Trong Diễn hoạ kiến trúc, Conifer (Pine) Forest thường được ưa chuộng khi render những dự án liên quan đến các khu dân cư cao cấp ven biển. Điểm nổi bật của loại biome này chính là hình ảnh những hàng cây thẳng đứng được chiếu sáng tương đối. Loại cây thường xanh, cụ thể là cây thông có rễ nông nên thường thích đất cát và đất axit (đất chua). Điều này gây khó khăn cho nhiều loại cây khác phát triển xung quanh. Do đó, biome này thường có lớp undergrowth khá hạn chế và lớp groundcover rất đơn giản.

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!
(1) Tree; (2,3) Undergrowth; (4,5) Groundcover

Trees 
Chọn asset là các mẫu cây thông Scotland (pinus sylvestris) cao và thẳng đứng với lá kim tập trung ở đỉnh (các cành ở phía dưới thường héo và rụng khi cây phát triển). Khi có nhiều không gian xung quanh cây hoặc cây gần mép rừng, có thể sử dụng các asset với lá kim ở phía dưới.

Undergrowth
Cây thông cao thường có hệ thống rễ nông làm cho các cây xung quanh khó phát triển. Do đó biome này có undergrowth khá mỏng nhưng vẫn rất đa dạng. Nên chọn các asset như các cây thông nhỏ, cây sồi, cây phong, cây bạch đàn, cây hawthorn, larch, cây rowan…

Groundcover
Loại biome này thường có groundcover là đất cát khô với một số lá khô rụng bên dưới. Để hình ảnh rừng cây độc đáo hơn, có thể sử dụng thêm các asset là các loại cây thích đất thoáng nước và đất axit như dâu tây,dâu tây, rau dại, dương xỉ,…

2. Deciduous Forest (Temperate Rainforest) – Rừng rụng lá (rừng mưa ôn đới)

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!

Địa hình của rừng mưa ôn đới rất đa dạng, từ đồng bằng phẳng đến các thung lũng cao nguyên. Quần xã này nổi bật với hệ sinh thái xung quanh vô cùng đa dạng đa dạng, môi trường khá tối, dày đặc, và ẩm ướt. Vì vậy, đừng quên điều chỉnh độ bóng của cây xanh để đáp ứng điều kiện thời tiết có độ ẩm cao nhé!

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!
(1,2,3,5) Tree; (4) Groundcover 

Trees
Tập trung vào thân cây thẳng đứng mạnh mẽ với tán lá nằm khá cao so với người. Cây sồi sẽ là lựa chọn asset lý tưởng cho bạn. Để hình ảnh khu rừng thêm phong phú, bạn có thể thêm các asset là các loại cây nhỏ mọc trên thân cây (epiphytes – thực vật biểu sinh) như rêu, địa y,…

Undergrowth
Có thể sử dụng lại asset cây sồi nhưng chọn những cây nhỏ hơn vì sự phát triển của cây xung quanh phụ thuộc vào hệ thống rễ của các cây lớn. Bạn cũng có thể dùng asset là các loại cây thích bóng râm để tạo thành những bụi cây thấp.

Groundcover
Quần xã này thường có groundcover rậm rạp, rêu phong và nhiều dây leo. Bạn có thể thoải mái thử nghiệm các asset là các loại cây nhỏ. Hãy nhớ điều chỉnh các độ diffuse, translucency, glossiness,.. để phù hợp với môi trường khí hậu.

3. Tropical Beachside – Bãi biển nhiệt đới

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!

Nhắc đến bãi biển nhiệt đới, chắc hẳn hình ảnh dãy cây cọ dừa nghiêng thấp trên cát trắng là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mọi người. Thay vì chỉ có hình ảnh bờ cát tinh khôi, bạn có thể dựng thêm hình ảnh bờ biển đá với mảnh gỗ lát thành lối đi,.. cho những dự án khu nghỉ dưỡng

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!
(1,3) Tree; (2) Undergrowth; (4,5) Groundcover

Trees
Một hàng cây cọ dừa là asset không thể thiếu khi render hình ảnh bãi biển nhiệt đới. Để hình ảnh render thêm sinh động, bạn có thể chèn thêm các asset là loại cây cọ khác với kích thước nhỏ gọn hơn như cau sâm banh (bottle palm hoặc hyophorbe lagenicaulis), cau trắng (christmas palm),  cây thông, cây tùng bách tán (araucarias),… Bạn cũng có thể thêm bất kỳ asset cây nhiệt đới nào miễn sao chúng được kết hợp hài hoà với nhau.

Undergrowth
Để người xem tận hưởng trọn vẹn không gian resort bãi biển, bạn có thể không cần thêm asset nào để tạo bụi rậm cho lớp undergrowth. Nhưng nếu muốn hình ảnh của mình có thêm nhiều đặc điểm nhiệt đới hơn, bạn có thể thêm một số asset là một loại cây cỏ  như cây cọ lùn đến cây huyết dụ (dracaenas), cây philodendrons, cây trầu bà lá xẻ (monsteras), cây thiên điểu (strelitzias) và cây pendanus. Bạn cũng có thể kết hợp bất kỳ bụi cây tự nhiên nào với các hàng rào hoa được cắt tỉa gọn gàng để tăng thêm cảm giác “đây là thiên đường”.

Groundcover
Dĩ nhiên, chọn một lớp cát hoặc một bãi cỏ được cắt tỉa là lựa chọn hoàn mỹ đối với dạng biome này. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo thêm không gian đi bộ trên bãi cát bằng cách thêm các asset như bãi đá, cây bụi (như bụi bắp cải biển – beach cabbage) cho phần nửa groundcover, để lộ ra nửa còn lại là lớp cát.

4. Australian Bushland – Vùng đất bụi rậm của Úc

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!

Không có quy tắc cứng nhắc nào, Vùng đất bụi rậm của Úc là một thế giới hoàn toàn khác biệt với nhiều loại thực vật và động vật độc đáo không xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác. Những tone màu sắc nổi bật như màu hạt dẻ (maroon), màu vàng (gold), màu đất son (ochr), màu lục sẫm (bottle green) cùng độ tương phản sâu (deep contrasts) được xem là điểm ấn tượng của dạng biome này.

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!
(1,2) Tree; (5) Undergrowth; (3,4) Groundcover

Trees
Đừng bỏ qua hai loại cây phổ biến nhất trong môi trường này: cây bạch đàn (bao gồm cả corymbia, angophora,..) cũng như cây gỗ keo (acacia). Bạn có thể cho chúng phát triển trong những khu rừng tương đối rậm rạp cũng như những khu rừng thưa thớt, giống như thảo nguyên. Ngoài ra, cây cối sống trong môi trường này có xu hướng khó trữ đủ nước và thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi cháy rừng. Tận dụng tốt yếu tố này, bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người xem đấy.

Undergrowth
Các loại cây ở lớp undergrowth này thường bao gồm ba thành phần (brigalow, malee, mulga) và được gọi là cây bụi. Bạn có thể sử dụng cây non hoặc cây nhỏ từ 2 đến 10m. Bên cạnh đó, địa hình này thường xuất hiện những chỗ lõm do lũ lụt và hạn hán tạo ra. Hãy sử dụng các loại cây khô và yếu khác như cây cỏ xanthorrhoea để lấp đầy những chỗ lõm ấy.

Groundcover
Đối với biome dạng Australian Bushland, đất sẽ chủ yếu khô và nứt nẻ. Cây bạch đàn hút hầu hết nước ngầm, làm cho đất xung quanh trở nên khá cằn cỗi và được phủ đầy bởi các mảnh cây khô (lá héo, vỏ cây, cành khô héo). Bạn có thể “tái sinh” cho mảnh đất bằng cỏ nhưng hãy đặt chúng thành từng bụi riêng biệt thay vì đặt lên toàn bộ một bề mặt.

5. Mediterranean – Vùng Địa Trung Hải

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!

Mediterranean được xem là dạng biome đặc trưng và khá phổ biến trong các dự án CG liên quan đến lưu vực Địa Trung Hải, Tây Nam Hoa Kỳ, Tây Bắc Mexico, Nam Phi và nhiều nơi trên khắp Nam Mỹ,… Điểm ấn tượng của Mediterranean chính là hình ảnh ánh nắng ngập tràn tương tác với sự đa dạng của hệ sinh thái. 

Bắt tay vào render một biome nhưng vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn 3D assets nào, nên có loại động thực vật nào xuất hiện, điều chỉnh thời tiết như thế nào…? Bài viết này chính là “lời giải” cho bạn!
(1,2,3) Tree; (4,5) Groundcover

Trees
Muốn tạo cảm giác Địa Trung Hải từ cái nhìn đầu tiên, hãy chọn cây olive, cây bách (cypresses) và cây thông lọng (stone pines). Có rất nhiều asset phù hợp để lựa chọn trong môi trường này. Nếu bạn muốn thêm một chút tinh tế và sắc thái, bạn có thể bổ sung thêm các asset thuộc các loại cây như cây tuyết tùng (occasional cedar), cây sồi (oak) hoặc cây tần bì (manna ash).

Undergrowth
Lớp thực vật thứ cấp của môi trường này rất đa dạng, có thể là một bụi cây dây leo hay cây bụi thường xanh cứng cáp (sclerophyll). Nó còn được biết đến với tên gọi là macchia (hoặc chaparral, matorral, fynbos ở những nơi khác trên thế giới). Nó có thể có thể nở rộ vào mùa xuân nhưng sau đó sẽ chuyển sang màu xanh đậm, không bão hòa. Gợi ý một vài loại cây cho bạn: cây nguyệt quế (laurels), cây myrtle, cây trúc đào (oleander), cây bách xù (juniper) hoặc cây spanish broom,…

Groundcover
Lớp groundcover cũng rất phong phú, bạn có thể chọn các asset bao gồm cây hương thảo (rosemary), cây xô thơm (sage), cây thạch nam (heath), cây hồng đá (rockrose) và cỏ khô dày đặc, cây macchia,… Nhưng ngược lại, đất có thể hoàn toàn cằn cỗi và đá. Vì vậy, hãy chọn bất kỳ asset nào bạn thích, miễn là hài hoà và không làm phân tán sự chú ý của người xem vào chủ thể.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ thuộc tính chính của 05 loại biome và chọn asset nhanh hơn. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, hãy truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!

Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, Kỹ năng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực, cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Rendering của 4pixos Academy nhé. Tìm hiểu thêm các thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.

Nguồn tham khảo: thecommonpoint

Xem thêm
> 10 thư viện model online cực hữu ích cho Archviz Artist
> 04 Bước Để Tạo Night Transition Siêu Thực Cho Tác Phẩm Render
> Storytelling – Con đường nhanh nhất đưa câu chuyện của dự án chạm đến người xem
> Archviz Artist làm gì để vẽ đẹp hơn?