Việc thể hiện ánh sáng ban đêm (Nighttime Art) đòi hỏi người diễn hoạ viên phải thật sự am hiểu về vật liệu, độ phơi sáng, màu sắc, đổ bóng,… mới có thể lột tả được vẻ đẹp huyền bí và chạm đến cảm xúc của người xem. Cũng chính vì thế, nghệ thuật này được ví von là “lời nguyền khó giải” đối với một số Archviz Artist mới vào nghề.
Không có việc gì khó, chỉ sợ… bạn lướt qua bài viết này của 4pixos Academy và bỏ lỡ “bí thuật” giúp bạn hoá giải lời nguyền, thâu tóm Night Transition, biến hoá tác phẩm render của mình trong 04 bước:
Bước 1: Provide low-key lighting (basic lighting)
Khi mặt trời lặn phía sau đường chân trời, trên bầu trời vẫn sẽ còn sót lại một phần ánh sáng có thể nhìn thấy được. Ngay khi hoàng hôn buông xuống, độ sáng sẽ giảm dần cho đến khi chỉ còn lại ánh sáng của các thiên thể. Quá trình chuyển đổi này thường được gọi là blue hour và được xem là khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày. Để tái hiện lại những hiệu ứng ánh sáng này, hãy sử dụng HDRI làm hệ thống chiếu sáng đóng vai trò là ánh sáng cơ bản và là bước đầu tiên để mở rộng phạm vi âm sắc.
Với những khối bóng đen nằm ở một đầu của tonal range và bầu trời sáng, các artist nên tạo thêm các reflective surfaces (bề mặt phản chiếu) để có thể tạo sự kết nối và tăng chiều sâu hơn giữa các vùng tối và sáng (ví dụ: thủy tinh hoặc nước). Nếu ánh sáng từ HDRI không đủ để chiếu sáng khung cảnh, bạn có thể xử lý bằng 02 cách sau: tăng cường độ HDRI hoặc thêm ánh sáng (Additional Lighting)
Đối với cách 01, hãy tăng “exposure” (độ phơi sáng) của HDRI. Điều này sẽ giúp làm sáng hình ảnh một cách đồng đều trong khi vẫn giữ nguyên phần nhìn thấy được trên bầu trời.
Đối với cách 02, bạn hãy tính toán và sắp đặt các invisible lights một cách khôn khéo để tập trung sự chú ý tốt hơn (kiểm tra map bên dưới hình ảnh để biết vị trí của chúng). Bằng cách này, bạn có thể tăng độ phơi sáng một cách có chọn lọc cũng như giữ được vùng deep shadows.
Bước 2: Set up the main subject (interior lighting)
Bước tiếp theo là xây dựng visual interest. Và trong bước này, hãy tập trung vào những gì đang diễn ra bên trong. Trước tiên bạn cần xác định: “Nên bật bao nhiêu interior lighting?”. Sau đó bạn có thể ứng dụng những cách sau:
Non-uniform lighting: Sử dụng đèn IES (non uniform light) cho một số phần nội thất trong bóng tối, từ đó tạo ra độ chuyển màu ánh sáng hấp dẫn. Cách này giúp bạn không tạo ra quá nhiều ánh sáng để có thể làm nổi bật đường viền hơn.
Uniform lighting (spheres): Sử dụng additional lighting dưới dạng invisible spheres để chiếu sáng nội thất một cách đồng đều. Cách này được xem là mô phỏng lại hiệu ứng long-exposure khi camera thu được nhiều bounced light (ánh sáng phản chiếu). Nội thất sẽ trở thành yếu tố quan trọng hơn trong bố cục tổng thể. Đây sẽ là một phương án hay nếu bạn không muốn nội thất chiếm quá nhiều không gian trong khung hình của bạn.
Balance between glass and interior: cách này cho thấy sự tương tác giữa ánh sáng bên trong và sự phản chiếu.
Bước 3: Highlight the main structural elements (architectural lighting)
Sau khi quyết định về ánh sáng nội thất, tiếp theo là đến architectural lighting.
Nighttime rendering là cơ hội hoàn hảo để hiển thị các vật liệu dưới một ánh sáng khác. Những vật liệu thường tạo cảm giác phẳng vào ban ngày (như đá, thủy tinh, thạch cao,…) sẽ “hồi sinh” và thể hiện đặc tính của chúng vào ban đêm. Để có thể tăng khả năng đọc không gian, bạn cần đưa ra contrasts of rhythms và đưa theatrical & powerful element vào hình ảnh. Có nhiều cách để làm sáng kiến trúc, bạn có thể thử một trong 03 cách sau:
Linear uniform lighting gần mặt tiền giúp tăng khả năng đọc tài liệu với tất cả các tính năng vi mô của nó để có thể làm nổi bật cấu trúc của thạch cao hoặc đá và giải thích kiến trúc tốt hơn.
Floor spotlights giúp đưa ra các nhịp điệu khác nhau đồng thời làm phong phú thêm chất liệu. Điều đó giúp tạo ra bố cục phức tạp hơn và tập trung sự chú ý vào một điểm nhất định.
Scones sẽ làm cho hình ảnh trở nên nổi bật hơn nữa. Hãy nhớ rằng hai ví dụ cuối cùng có cường độ trực quan cao và hoạt động hiệu quả nhất trong những cảnh tương đối đơn giản.
Bước 4: Create the tonal gradation (landscape lighting)
Bước cuối cùng là gắn kết lighting và composition với nhau để đạt được chiều sâu và tập trung điểm chú ý hơn thông qua một số cách sau:
Thiết lập các lighting points (điểm chiếu sáng) không làm sáng nhiều các đặc điểm của cảnh, chỉ xuất hiện dưới dạng những minimal spots of light (điểm sáng tối thiểu), giống như globular lights hoặc short lights poles. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện khả năng dễ hiểu của không gian và tạo ra một số nhịp điệu.
Thay vào đó, nếu sử dụng directional spotlight, bạn có thể thêm rhythm mạnh mẽ hơn nữa vào cảnh. Hoặc chia nhỏ chúng và chiếu sáng cảnh quan một cách có chọn lọc để tập trung vào khả năng đọc của đèn viền và bóng.
Thêm một số feature lighting (hồ bơi, cây,..) bất cứ khi nào cảm thấy còn sót lại một số điểm tối.
Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, bạn có thể truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!
Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, Kỹ năng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực và sống động cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo khóa học Rendering của 4pixos Academy nhé. Tìm hiểu thêm các thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.
Nguồn tham khảo: thecommonpoint
Xem thêm
> 3 loại đèn chiếu sáng cơ bản trong diễn họa nội thất
> Ứng dụng kiến thức nhiếp ảnh trong diễn họa kiến trúc
> 9 nguyên tắc cơ bản làm nên một tác phẩm diễn họa thành công
> 10 thư viện model online cực hữu ích cho Archviz Artist
> Cải thiện khả năng diễn họa với 5 tips cực hữu dụng