V-Ray hay Corona, hai “ông lớn” trong làng render 3D, luôn là đề tài tranh luận sôi nổi của các nhà thiết kế đồ họa. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy đâu mới là công cụ phù hợp để giúp bạn tạo ra những hình ảnh render đẹp mắt và chân thực? Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn phần mềm nào đáp ứng được nhu cầu của bạn bằng cách dựa vào các tiêu chí dưới đây.
1. Khả năng tương thích với các phần mềm khác
Bạn có đang sử dụng 3Ds Max, Maya, Cinema 4D hay một số phần mềm khác không?
- Nếu bạn sử dụng 3Ds Max hoặc Cinema 4D: bạn có thể chọn giữa V-Ray hay Corona vì cả hai đều hỗ trợ các nền tảng lưu trữ này.
- Nếu bạn đang sử dụng Maya, SketchUp, Rhino, Revit, Houdini, Nuke, Unreal hoặc Blender: chỉ V-Ray hỗ trợ các nền tảng này.
So với Corona, phạm vi các chương trình bạn được phép dùng cùng phần mềm V-ray sẽ rộng hơn.
2. Thư viện vật liệu
Giao diện của Corona’s Materials được đánh giá là thuận tiện nhất và các cài đặt rất rõ ràng. Bạn có thể dễ dàng tạo ra những hình ảnh chất lượng mà không cần tốn quá nhiều công sức. Thư viện vật liệu phong phú và miễn phí, luôn được cập nhật, cũng là một ưu điểm lớn.
Mặc dù trình chỉnh sửa vật liệu của V-ray kém thân thiện hơn Corona, nhưng lại có nhiều chức năng hơn. V-ray cung cấp nhiều thiết lập linh hoạt, cho phép bạn không chỉ render bất kỳ vật liệu nào mà còn tự tạo ra chúng. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng tùy chỉnh trong cả hai chương trình này, bạn sẽ dễ mắc lỗi và làm hỏng bản render. Để đạt được độ chân thực trong hình ảnh, bạn cần có kinh nghiệm sử dụng.
Mặc dù trình chỉnh sửa vật liệu của V-ray kém thân thiện hơn Corona, nhưng lại có nhiều chức năng hơn. V-ray cung cấp nhiều thiết lập linh hoạt, cho phép bạn không chỉ render bất kỳ vật liệu nào mà còn tự tạo ra chúng. Tuy nhiên, nếu không có kỹ năng tùy chỉnh trong cả hai chương trình này, bạn sẽ dễ mắc lỗi và làm hỏng bản render. Để đạt được độ chân thực trong hình ảnh, bạn cần có kinh nghiệm sử dụng.V-ray có một thư viện lớn các vật liệu chân thực nhưng có phí. Ngoài ra, V-Ray còn cho phép tạo ra các vật liệu theo phong cách riêng, một trong những tính năng quan trọng làm cho nó trở thành phần mềm lý tưởng để bạn thỏa sức sáng tạo với đồ họa.
Hiện tại Chao Cosmos – một hệ sinh thái thư viện chung của Chaos tạo ra cho cả V-ray và Corona nên việc thiết lập vật liệu cũng đã đơn giản hơn.
3. RAM, CPU và GPU
RAM
Cả Corona và V-Ray đều yêu cầu tối thiểu khoảng 16 GB RAM để tạo hình ảnh. Với một dự án thức tế thì nhu cầu RAM sẽ không giới hạn. Tuy nhiên, Corona tiêu thụ gần gấp đôi lượng RAM do cài đặt mặc định được tối ưu cho chất lượng hình ảnh cao nhất.
Ví dụ, nếu bạn dùng tính năng Light Mix để điều chỉnh nhiệt độ màu và cường độ ánh sáng trực tiếp trong hoặc sau quá trình dựng hình, Corona sẽ cần nhiều RAM hơn. Với các dự án lớn và phức tạp, Corona có thể yêu cầu khoảng 128GB RAM, trong khi V-Ray chỉ cần 32 hoặc 64GB.
CPU
CPU chỉ hoạt động hết công suất trong quá trình dựng hình: CPU càng mạnh, hình ảnh xuất hiện càng nhanh – quy tắc chung cho mọi công cụ dựng hình. Nếu CPU là ưu tiên hàng của bạn: cả Corona và V-Ray đều tận dụng tối đa tiềm năng của CPU.
GPU
Trong V-ray, card đồ họa ảnh hưởng đến hai yếu tố: nhiễu và hiệu ứng quang học – đây là những tác vụ V-Ray thực hiện bằng sức mạnh của GPU. Corona không sử dụng GPU, nhưng card đồ họa vẫn ảnh hưởng đến trải nghiệm làm việc – GPU càng mạnh, bạn càng nhanh chóng nhìn thấy hình ảnh chất lượng cao trên bản xem trước.
4. Khả năng tiếp cận
Corona thân thiện với người mới bắt đầu hơn và cho ra kết quả tốt ngay từ đầu.
V-Ray có độ khó tiếp cận cao hơn đôi chút do quy trình làm việc nâng cao và nhiều tùy chọn hơn. Tuy nhiên, cũng có sẵn nhiều tài liệu và hướng dẫn.
5. Ngành nghề
V-Ray được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm, ô tô, hiệu ứng đặc biệt, quảng cáo, trò chơi, và nhiều lĩnh vực khác.
Corona chủ yếu dành cho lĩnh vực diễn họa kiến trúc (archviz), nhưng cũng được sử dụng phổ biến trong các ngành VFX, thiết kế sản phẩm và ô tô.
Khi sử dụng V-Ray hay Corona, bạn đều có thể biến cảnh 3D thô thành những hình ảnh chân thực và chất lượng cao với thời gian render tương đương. Điểm khác biệt chính nằm ở quá trình thực hiện. V-Ray hay Corona đều có những ưu điểm riêng, nhưng để biết chính xác phần mềm nào phù hợp nhất với bạn, không gì tốt hơn là tự mình trải nghiệm.
Hy vọng bài viết này của 4pixos Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn 2 công cụ render phổ biến hiện nay là V-ray và Corona. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, bạn có thể truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn V-ray hay Corona thì hãy tham khảo khóa Rendering của 4pixos Academy để học và thực hành cả 2 công cụ trên. Bên cạnh được đào tạo chuyên sâu về công cụ, khoá Rendering còn giúp bạn có được những kỹ năng để “làm nghề”:
- Nền tảng tư duy thẩm mỹ;
- Quy trình làm việc bài bản để nâng cao chất lượng sản phẩm & quản lý khối lượng công việc theo đúng tiến độ. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.
Xem thêm:
> Cách Setup Và Kiểm Soát Vật Liệu Cây Trong Corona Render
> Những Tính Năng Mới Trong Corona 12
> Kiểm Soát Từng Element, Tối Ưu Quá Trình Xử Lý Hậu Kỳ Với Corona Renderer Elements Manager
> 6 Cách Render Nhanh Trong 3Ds Max Giúp Bạn Tăng Tốc Độ Làm Việc Hiệu Quả
> Học Diễn Họa Kiến Trúc Ở Đâu? Tất Tần Tật Các Khóa Học Diễn Họa Kiến Trúc Tại 4pixos