Cách Setup Và Kiểm Soát Vật Liệu Cây Trong Corona Render

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Trong bài viết này, để giải thích cho các bạn về cách setup và kiểm soát vật liệu cây, 4pixos sẽ sử dụng cây Ginkgo (cây rẻ quạt) trong vol 48 do Maxtree cung cấp.

Model cây rẻ quạt đã được attach lại thành 1 object, do đó, để setup riêng vật liệu cho từng chi tiết (thân cây, nhánh cây, lá cây), nhà cung cấp sẽ sử dụng vật liệu chính là “Multi/Sub-Object”.

Cách hoạt động của vật liệu “Multi/Sub-Object”:

    • Giới thiệu: “Multi/Sub-Object” là loại vật liệu cho phép người dùng gán những vật liệu khác nhau vào những phần riêng biệt trên cùng một đối tượng. Vật liệu này đặc biệt hữu dụng khi các bạn cần setup nhiều loại vật liệu trên 1 đối tượng vật liệu phức tạp.
    • Nguyên lý hoạt động: chúng ta sẽ sử dụng 1 khối box cơ bản để giải thích
      • B1 – Model Preparation: tạo 1 khối box cơ bản
      • B2 – Material Assignment: để tạo vật liệu “Multi/Sub-Object”, các bạn mở bảng Material Editor, chuột phải chọn Material -> General -> Multi/Sub-Object
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
      • B3 – ID Assignment: Convert khối box sang Editable Poly, chọn chế độ Polygon, tại tab “Polygon: Material IDs”, các bạn set ID cho các polygon đang chọn và bấm enter. Tiếp tục làm tương tự với các mặt khác.
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
      • B4 – Apply Material: Tại vật liệu “Multi/Sub-Object”, các bạn thiết lập các vật liệu như bình thường, và mỗi vật liệu các bạn sẽ gắn vào 1 số ID trên Multi/Sub-Object tương ứng với Material ID đã setup trên khối box
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Vật liệu cây 

Hiểu được cách hoạt động này, nếu các bạn muốn biết vật liệu nào đang được assign vào bộ phận nào trên cây, các bạn chỉ cần chọn cây, vào Modify -> chọn chế độ Polygon và tại tab “Polygon: Material IDs”, đánh ID của vật liệu các bạn muốn kiểm tra -> chọn “Select ID” -> những Polygon được setup Material ID này sẽ hiện đỏ.

Ví dụ: Trong trường hợp này, chúng ta đánh ID “3” -> chọn “Select ID” và các bạn có thể thấy các polygon được setup vật liệu lá cây (vật liệu ID 3) đang đỏ lên. 

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Vật liệu lá cây

Một trong những phần vật liệu các bạn thường xuyên cần điều chỉnh chính là vật liệu lá cây. Để hiểu hơn về cách setup vật liệu cho phần này, chúng ta sẽ đi lần lượt từng kênh:

  • Diffuse: sử dụng map dựa trên các chi tiết được scan từ thực tế
  • Reflection: sử dụng map Corona Front/Back, giúp cho mặt trước và mặt sau có độ bóng khác nhau (giống ngoài thực tế)
  • Opacity: sử dụng map trắng đen. Ở đây, các bạn sẽ thấy khi model, chúng ta không cần model chi tiết từng phần của lá cây mà chỉ cần model 1 đối tượng low poly và sử dụng map Opacity để cắt các phần chi tiết, giúp model nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ chân thật
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Map Diffuse

Map Glossiness

Map Opacity

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Setup Corona Front/Back cho kênh Reflection

Translucency: là một trong những tính chất quan trọng của lá cây, tạo ra độ xuyên sáng, giúp chúng ta cảm nhận lá cây mỏng và thật hơn thay vị bị giống nhựa. Thường map này sẽ sáng hơn Diffuse một chút.

Để điều chỉnh về độ xuyên sáng, các bạn điều chỉnh thông số “Fraction” trong bảng Modify của vật liệu.

  • Fraction: dao động từ 0 đến 1. “0” là không có xuyên sáng và “1” là xuyên sáng mạnh nhất
  • Khi có điều chỉnh “Fraction” vật liệu sẽ có tính chất xuyên sáng, và lúc này màu của vật liệu không chỉ được quyết định bởi Diffuse, mà còn ảnh hưởng bởi “Translucency Color”, tùy theo mức độ điều chỉnh của Fraction.
  • Chính vì vậy, khi điều chỉnh màu của cây thì các bạn cần chú ý điều chỉnh cả Diffuse và Translucency Color

Các bạn cũng có thể áp dụng nguyên lý này để làm các lại vật liệu như vải voan, giấy mỏng…

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Fraction = 0

Màu lá cây là màu kênh Diffuse, chưa có sự xuyên sáng

Fraction = 0.6

Màu lá cây là màu hòa trộn giữa kênh Diffuse & Translucency Color

Fraction = 1

Màu lá cây là màu kênh Translucency Color, tính xuyên sáng mạnh nhất

Hy vọng bài viết hướng dẫn này của 4pixos sẽ giúp bạn dễ dàng setup và kiểm soát vật liệu cây đồng thời nâng cao kỹ năng render của mình. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, bạn có thể truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!

Nếu bạn muốn nâng cao Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực và sống động cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Coronator của 4pixos Academy nhé. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.

Xem thêm
> Hướng Dẫn Tạo Parametric Railings Trong 3Ds Max Nhanh Chóng Với 11 Bước
> Hướng Dẫn Tạo Mưa Rơi Trên Kính Nhanh Chóng, Siêu Thực Với 3Ds Max & Particle Flow
> Bỏ Túi 20 Lệnh Object-Space Modifiers Dựng Hình 3Ds Max Với Vài Thao Tác
> Hướng Dẫn Sửa Lỗi Slate Materials Editor (Not Responding) Trong 3Ds Max
> 04 Tips Để Chèn People Cutouts Chân Thật Nhất