Độ sáng so với độ chói – Brightness versus Luminance
- Độ sáng là cảm giác chủ quan xảy ra trong ý thức của một người quan sát.
- Độ chói là sự đo lường khách quan của cường độ ánh sáng trên một đơn vị diện tích chiếu.
Hướng và Phân bố ánh sáng – Direction and Distribution of light
Một thiết bị chiếu sáng phát ra ánh sáng theo ba hướng: xuống dưới, lên trên, hoặc đa hướng và có hai kiểu phân bố: tập trung hoặc khuếch tán (hình 3.1).
1. Hướng chiếu sáng tập trung xuống dưới
- Các thiết bị chiếu sáng với chùm tia hẹp tạo ra hướng ánh sáng tập trung xuống dưới (còn gọi là chiếu sáng trực tiếp – direct). Ánh sáng chiếu xuống được thiết kế đúng cách có sự phân tán góc hạn chế; ánh sáng chói trực tiếp bị ngăn chặn bởi sự phân tán hạn chế này (hình 3.2).
Khi đặt đèn ở trần thấp, ánh sáng chiếu xuống sẽ tập trung – với góc phân tán 30° hoặc ít hơn – tạo ra các khu vực có độ chói cao trên sàn với các khu vực tối ở giữa. Để tránh sự không đồng đều này, các thiết bị chiếu sáng cần phải được đặt gần nhau một cách hợp lý. Trần thấp đòi hỏi sử dụng các thiết bị chiếu sáng khuếch tán.
Khi đặt đèn ở trần cao, các chùm tia chiếu xuống tập trung chồng chéo nhau và tránh được các khu vực sáng tối như vậy, nhưng chỉ có các bề mặt ngang và đỉnh của các vật thể được chiếu sáng; khuôn mặt và tường nhận ít ánh sáng và xuất hiện trong bóng râm. Điều này tạo ra một không gian có độ tương phản cao, với độ sáng môi trường thấp nhưng có các điểm nhấn sáng cao (hình 3.3).
- Các thiết bị chiếu sáng với góc chiếu rộng và hướng ánh sáng chiếu xuống tạo ra dạng ánh sáng khuếch tán (direct) (hình 3.4).
Ánh sáng khuếch tán – với góc phân tán từ 80° đến 120° – tăng cường ánh sáng chiếu vào các bề mặt đứng, khuôn mặt và giảm sự tập trung của độ sáng trong không gian. Ánh sáng khuếch tán tạo ra một môi trường có độ tương phản thấp (hình 3.5).
2. Hướng chiếu sáng tập trung lên trên
- Hướng chiếu sáng tập trung lên trên (gián tiếp) hướng ánh sáng về phía trần nhà (hình 3.6).
Với ánh sáng hướng lên trên và phần ánh sáng chiếu xuống bị loại bỏ, trần nhà trở nên nổi bật hơn về mặt thị giác – trở thành một nguồn sáng thứ cấp vì tính chất phản xạ của nó – ánh sáng chiếu lên trên thường bao phủ một diện tích lớn của trần; tạo ra ánh sáng phản chiếu có độ chói thấp và ít gây lóa mắt.
Khi được gắn gần với bề mặt được chiếu sáng, chùm tia chiếu lên tập trung tạo ra các khu vực ánh sáng nhấn có độ chói cao riêng biệt (thường được dùng như ánh sáng trang trí) (hình 3.7).
Nếu đây là nguồn sáng chính của phòng trong các khu vực có trần thấp, các “điểm” có độ sáng cao trên trần trở nên khó chịu và gây chói mắt. Tuy nhiên, khi được đặt xa hơn khỏi bề mặt cần chiếu sáng, các chùm tia chiếu lên tập trung tạo ra độ sáng đồng đều: mỗi chùm bao phủ một khu vực rộng hơn và các mô hình chùm tia chồng chéo nhau. Trong các khu vực có trần cao hơn, chùm tia tập trung có đủ khoảng cách để lan tỏa; do đó trần nhà được chiếu sáng đồng đều, giảm độ sáng và chói mắt (hình 3.8).
- Hướng chiếu sáng khuếch tán lên trên (gián tiếp) – hướng ánh sáng về phía trần nhà và các bức tường phía trên (hình 3.9).
Kỹ thuật này được sử dụng để tạo ra độ sáng trần nhà đồng đều, để ngăn ngừa chói mắt trong các khu vực có màn hình hiển thị video (VDT) và để nhấn mạnh hình thức kiến trúc hoặc chi tiết trang trí trên hoặc gần mặt phẳng trần (hình 3.10).
Vì mỗi điểm trên trần phản xạ ánh sáng theo mọi hướng, hướng ánh sáng chiếu lên trần khuếch tán và tạo ra một môi trường phẳng, có độ tương phản thấp: ánh sáng phản xạ giảm độ tương phản và bóng; tương tự như ánh sáng của một ngày nhiều mây (overcast).
3. Ánh sáng đa hướng khuếch tán (General diffuse)
- Những thiết bị chiếu sáng này phát ánh sáng theo nhiều hướng cùng lúc – về phía trần, tường cũng như về phía sàn. Ánh sáng phản xạ tạo ra một nội thất đồng đều, giảm bóng và tương phản, có độ sáng cao (hình 3.12).
- Các thiết bị chiếu sáng phát ra cả thành phần ánh sáng trực tiếp và gián tiếp khuếch tán, nhưng không có ánh sáng bên (hình 3.13).
Chúng cung cấp cho việc sử dụng ánh sáng hiệu quả trên các bề mặt – đồng thời giảm bớt độ tương phản bằng cách phản xạ ánh sáng từ trần (hình 3.14).
- Ánh sáng đa hướng được tạo ra bởi các chùm tia tập trung (hình 3.15).
Nó cũng được gọi là bán trực tiếp nếu 60% đến 90% quang thông (ánh sáng phát ra từ thiết bị chiếu sáng) được hướng xuống dưới, và bán gián tiếp nếu 60% đến 90% quang thông được hướng lên trên.
Thành phần chiếu lên giúp giảm bớt độ tương phản quá mức trong không gian; tuy nhiên, ánh sáng phản xạ từ bề mặt tường hoặc trần không đủ để “xóa mờ” mọi bóng đổ và tương phản. Sự thiếu khuếch tán này tạo ra độ tương phản vừa phải (hình 3.16).
Hy vọng bài viết này của 4pixos Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng và phân bố ánh sáng trong thiết kế. Từ đó nâng tầm chất lượng cho dự án và tạo ra những trải nghiệm cảm xúc tuyệt vời cho người xem. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, bạn có thể truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!
Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, Kỹ năng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực và sống động cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Rendering của 4pixos Academy nhé. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.
Xem thêm
> Hướng Dẫn Chọn 3D Assets Hợp Lý Tạo Biome Siêu Thực
> Top 08 Trang Web Cung Cấp Texture Vừa Miễn Phí Vừa Chất Lượng Cao
> Bỏ Túi 20 Lệnh Object-Space Modifiers Dựng Hình 3Ds Max Với Vài Thao Tác
> Cách setup và kiểm soát vật liệu cây trong Corona Render
> Là Một 3D Artist Bạn Có Những Cơ Hội Nghề Nghiệp Nào?