Khi nhìn vào một tác phẩm diễn họa kiến trúc sống động, có bao giờ bạn dừng lại một nhịp để ngắm nhìn và suy nghĩ về lý do những màu sắc được sử dụng trong tác phẩm đó? Liệu chúng muốn truyền tải điều gì và vì sao Archviz Artist sử dụng những màu sắc đó trong tác phẩm của mình??
Thực tế, màu sắc luôn được xem là một yếu tố cốt lõi và đóng vai trò như một sợi dây kết nối cảm xúc với người xem. Màu sắc có tác động đáng kể đến cách chúng ta cảm nhận không gian và nó vượt ra ngoài phạm vi thẩm mỹ. Chúng gợi lên cảm xúc, kể chuyện và có nguồn gốc sâu xa trong bối cảnh văn hóa và lịch sử, phản ánh các giá trị và truyền thống văn hóa.
Thế nên, 4pixos sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về tâm lý học màu sắc trong diễn họa kiến trúc qua bài viết phía dưới.
1. Tâm lý học màu sắc (Color Psychology) là gì?
1.1 Khái niệm tổng quát
Màu sắc là yếu tố đầu tiên tạo ra sự nhận thức của chúng ta về việc thích và không thích đối với bất kỳ thứ gì. Mỗi màu sắc đều có một rung cảm gắn liền với chính nó. Trong khi các màu ấm (như cam, đỏ và vàng) được coi là vui vẻ, thú vị và hào hứng thì các màu lạnh (như xanh lam, tím, xanh lục) có xu hướng mang lại cảm giác điềm tĩnh và yên bình. Mỗi màu trong bảng màu đều mang đến tác động gấp ba đối với mọi người:
- Thu hút sự chú ý (Catches attention): Mỗi màu sắc đều nổi bật và thu hút sự chú ý của chúng ta theo cách riêng của nó.
- Khiến bạn cảm thấy điều gì đó (Make you feel something): Mỗi màu sắc có thể khiến chúng ta phản ứng hoặc có những cảm xúc nhất định. Ví dụ, màu đỏ có thể khiến chúng ta cảm thấy phấn khích, trong khi màu xanh lá cây có thể mang lại cảm giác yên bình và sảng khoái.
- Mỗi màu sắc tượng trưng cho một điều gì đó (Every color symbolizes something): Màu sắc cũng liên quan đến ý nghĩa và biểu tượng. Ví dụ, màu xanh lá cây thường tượng trưng cho thiên nhiên hoặc sự phát triển, trong khi màu vàng có thể tượng trưng cho hạnh phúc hoặc năng lượng.
Nói cách khác, màu sắc tác động trực tiếp đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta. Đó chính là bản chất của tâm lý học màu sắc – hiểu được cách màu sắc có thể thay đổi cảm giác và hành vi của chúng ta trong các không gian khác nhau.
1.2 Ý nghĩa của tâm lý học màu sắc
Màu sắc có vai trò thiết yếu trong việc hình thành ấn tượng của chúng ta về thế giới xung quanh, và điều này đặc biệt đúng trong kiến trúc. Thế nên, màu sắc trong diễn họa không được lựa chọn tùy ý mà chúng được lựa chọn cẩn thận để phản ánh đúng mục đích và chức năng của một không gian! Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa và rung cảm riêng biệt.
Màu sắc được sử dụng để tạo ra sự khao khát, điều hướng mắt người xem, cũng như thêm chiều sâu và chuyển động, thậm chí tác động đến cách mọi người tương tác với không gian. Màu sắc được sử dụng trong diễn họa để định hình diện mạo của một công trình và cách công trình đó tương tác với môi trường xung quanh, không chỉ là nội thất.
Ví dụ, màu ấm có xu hướng gợi lên cảm giác năng lượng, đam mê và ấm áp. Vì vậy, những sắc thái này thường được sử dụng trong những không gian cần sự tương tác xã hội và kích thích, chẳng hạn như nhà hàng hoặc địa điểm giải trí.
Mặt khác, màu lạnh có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể. Những sắc thái này thường được tìm thấy trong những không gian cần sự thư giãn và yên tĩnh, chẳng hạn như phòng ngủ hoặc cơ sở spa. Hiểu được mối quan hệ giữa các màu sắc giúp các diễn họa viên tạo ra các bố cục hài hòa phù hợp với mục đích sử dụng của không gian và tối ưu hóa hiệu quả trong mỗi lựa chọn về màu sắc.
2. Vai trò của tâm lý học màu sắc trong Diễn họa
2.1 Thể hiện bản sắc văn hóa khác nhau
Về khía cạnh đầu tiên, màu sắc có thể định hình và đại diện cho bản sắc một khu vực dân cư. Những màu sắc này không chỉ thể hiện tính chất cuộc sống của họ mà còn là một phương pháp nghệ thuật để họ tạo ra không gian sống lý tưởng trước những thách thức của thiên nhiên.
Chúng ta có thể điểm qua những ngôi nhà truyền thống của người Scandinavia với màu đỏ và vàng đậm nhằm chống chọi lại mùa đông dài và tối tăm. Hai tông màu này như sự xoa dịu và chữa lành cho những điều kiện tự nhiên mà họ không thể thay đổi.
Ngược lại, những ngôi nhà trong “Blue City” Jodhpur ở Ấn Độ được sơn các sắc thái màu xanh lam, mỗi ngôi nhà có một câu chuyện riêng; trong khi màu xanh lam và vàng rực rỡ trong kiến trúc Địa Trung Hải nắm bắt được bản chất của những ngôi làng ven biển.
Ngoài ra, chúng ta không nên quên rằng màu sắc thường mang những ý nghĩa riêng biệt giữa các nền văn hóa và đôi khi một màu có thể có ý nghĩa tích cực ở một quốc gia, và hoàn toàn trái ngược ở một quốc gia khác.
Ví dụ, trong khi màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và giản dị trong các nền văn hóa phương Tây, thì nó lại tượng trưng cho sự đau buồn ở một số nền văn hóa châu Á. Việc hiểu được những sắc thái văn hóa này là rất quan trọng khi thiết kế không gian cho các cộng đồng đa dạng.
2.2 Gợi mở về cảm xúc mạnh mẽ
Chúng ta đều biết màu sắc có thể gợi lên những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ như thế nào. Những màu sáng, ấm như đỏ và cam có thể tiếp thêm năng lượng và kích thích, trong khi màu xanh lam và xanh lục mát mẻ tạo ra một môi trường yên tĩnh và thanh bình. Màu xanh lục thường được sử dụng trong hình ảnh kiến trúc để gợi lên cảm giác tươi mới và bền vững.
Ví dụ, một công viên tươi xanh bao quanh một tòa nhà hiện đại, thân thiện với môi trường. Dù có sự đối lập giữa hai đối tượng chính nhưng sự kết hợp này vẫn đạt được hiệu quả về khía cạnh kiến trúc và màu sắc.
Bên cạnh đó, màu vàng thường được tìm thấy trong các bản render của không gian sáng tạo và có sự tôn vinh nghệ thuật.
Ví dụ, khi thêm một chút màu vàng trong một phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại, nó được ví như một tia nắng trên một tấm vải lụa. Ngoài ra, trong thiết kế cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những màu nhẹ nhàng hơn thường được sử dụng để thúc đẩy quá trình chữa bệnh và sức khỏe.
2.3 Minh họa cho phong cách kiến trúc
Các phong cách kiến trúc khác nhau thường ưu tiên các bảng màu cụ thể. Điển hình như thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại thiên về chủ nghĩa tối giản với tông màu trung tính, trong khi Art Deco lại sử dụng những màu sắc đậm và sang trọng. Những lựa chọn này phản ánh thời đại và các phong trào nghệ thuật đã truyền cảm hứng cho thiết kế.
Trong các dự án của 4pixos với nhiều đối tác, các sản phẩm diễn họa kiến trúc luôn có sự hài hòa với môi trường xung quanh. Các tông màu đất như nâu và xanh lá cây được đưa vào khi muốn thể hiện sự tôn trọng sâu sắc đối với môi trường hoặc các tông màu lạnh như xanh đậm, tím để minh họa cho những dự án có đặc điểm cuốn hút và bí ẩn.
Những lựa chọn này đều hướng đến mục đích tác động lên cảm nhận của người xem và để lại những cảm xúc ẩn sâu trong họ về một sản phẩm diễn họa. Sự hòa hợp giữa màu sắc và phong cách sẽ là yếu tố giúp cảm xúc của người xem được chạm và đọng lại một cách trọn vẹn nhất.
Kết lại, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến trải nghiệm và nhận thức của người dùng về không gian, thiết lập tâm trạng, tác động đến hành vi và khơi gợi những cảm xúc và mối liên hệ cụ thể gắn chặt với ý nghĩa văn hóa và biểu tượng. Màu sắc có thể biểu thị khối lượng hoặc chi tiết mang tính xây dựng hoặc có thể mô phỏng trực quan một số phẩm nhất định của không gian. Đặc biệt màu sắc cũng có thể mang lại một tập hợp các cảm xúc hoặc hiệu ứng trực quan trong các sản phẩm diễn họa kiến trúc.
4pixos Academy hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa cũng như cách tâm lý học màu sắc vận hành trong Diễn họa Kiến trúc. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tip hữu ích về Diễn hoạ Kiến trúc, bạn hãy truy cập vào thư viện của 4pixos nhé!
Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, Kỹ năng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực và sống động cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Rendering của 4pixos Academy. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết hoặc tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy, hãy tham khảo tại đây.
Xem thêm
> Color Harmony Là Gì? Bí Quyết Tạo Nên Sự Hài Hòa Màu Sắc Trong Thiết Kế
> Làm Sao Để Một Bức Ảnh Render Trở Nên Chân Thật Hơn?
> Thiết Kế Chiếu Sáng Là Gì? Mẹo Chiếu Sáng Giúp Không Gian Rộng Hơn
> Khám Phá Các Góc Chụp Để Tạo Nên Bức Ảnh Ấn Tượng (Phần 1)
> Hướng Dẫn Cách Sắp Xếp Và Tổ Chức File 3Ds Max Bằng Layer