Làm Sao Để Một Bức Ảnh Render Trở Nên Chân Thật Hơn?

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Ở thời điểm hiện tại, render ra một hình ảnh trông thật không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó một số bạn đang chật vật với việc sản phẩm render của mình trông chưa được thật. Bài viết này là dành cho các bạn!

Và để mọi người dễ theo dõi, nội dung sẽ xoay quanh hai phần chính: Technic Art.

Một số bạn nghĩ rằng ảnh render của mình trông không thật lý do đến từ một thông số setting đặc biệt hoặc có một bí quyết về set up ánh sáng, vật liệu nào đó mà mình chưa biết. Và việc tiếp cận được kiến thức về những thông số đó sẽ làm ảnh render của mình chất lượng hơn.

Tuy nhiên, vấn đề gốc rễ của một bức ảnh render chưa thật đến từ hai nguyên nhân, đó là (1) khả năng sử dụng công cụ ở mức độ cao (kiến thức và kỹ năng sử dụng công cụ) và (2) tư duy thẩm mỹ – nền tảng để có một bức hình render đẹp.

Từ việc có kiến thức tư duy thẩm mỹ, Artist sẽ có góc nhìn chuyên môn, phân tích và biết được nên đưa ra những thông số setup nào phù hợp với khung cảnh đang có. Bây giờ, chúng ta hãy đi qua phần đầu tiên, những thứ liên quan đến Technic/Kỹ năng sử dụng phần mềm nhé.

1. Technic

Những hiểu biết về công cụ hay phần mềm sẽ giúp cho bạn:

      • Tiết kiệm thời gian làm việc. Sẽ có những công cụ, phần mềm hay plugin giúp cho công việc của chúng ta trở nên nhẹ nhàng và nhanh hơn. Thay vì dành thời gian copy từng cái cây để tạo ra một khu rừng thì chúng ta có thể dùng một plugin phù hợp để xử lý những tác vụ lặp đi lặp lại như vậy.

        • Hiểu được ý nghĩa của những thông số mà bạn đang setup trong 3D đã phù hợp với yêu cầu của công trình hiện tại hay chưa. Việc hiểu tường tận các thông số sẽ giúp chúng ta không setup một cách máy móc hoặc copy/paste một cách vô thức.

          • Có năng lực ứng dụng sự phát triển kỹ thuật, phần mềm, công nghệ vào công việc. Trong quá trình phát triển của phần mềm, sẽ có những cột mốc ảnh hưởng đến workflow và khả năng ứng dụng những phần mềm, công nghệ đó vào công việc. Như việc ra đời của Interactive Render, Lightmix, Chaos Vantage và gần nhất là AI. Năng lực ứng dụng, tận dụng sự phát triển của công nghệ vào đúng thời điểm sẽ giúp tối ưu được kết quả công việc hơn rất nhiều lần. Chẳng hạn như:
            – Cần test vật liệu, ánh sáng một cách trực quan hơn > chúng ta có Interactive Render.
            – Cần ưu tiên về tốc độ render nhanh (1 phút cho 1 view) > chúng ta có Chaos Vantage.
            – Cần lên mood board, tìm kiếm ý tưởng để được duyệt nhanh chóng > chúng ta có AI (Stable Diffusion, MidJourney,…).

        Phần mềm sẽ luôn được thay đổi, update. Sẽ có những cái mới tốt hơn, thay thế cho những workflow cũ đã không còn phù hợp. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn nhưng quay lại năm những thời điểm 10 năm trước (2014), mọi người để ý vẫn có rất nhiều anh chị và rất nhiều rtist vẫn tạo ra được những sản phẩm chất lượng. Vậy thì hãy sang phần 2: Những yếu tố liên quan đến Art/Nền tảng thẩm mỹ.

        2. Art

        Một bức ảnh render sẽ không tự nhiên đẹp, giống như việc chúng ta bỏ chi phí ra mua một chiếc máy ảnh đắt tiền không có nghĩa nó sẽ khiến cho những bức ảnh chụp ra trở nên đắt giá.

        Đối với công việc diễn họa, giá trị của hình ảnh nằm ở tính nghệ thuật và giá trị sử dụng của nó đối với người xem hay khách hàng. Giá trị nghệ thuật nằm ở nền tảng về thẩm mỹ và nó sẽ được kết hợp từ rất nhiều yếu tố: đường nét kiến trúc, góc chụp đó thể hiện được những góc độ đẹp nhất của công trình hay chưa, phân chia layer cho bức ảnh như vậy đã hợp lý chưa, lựa chọn model, phân chia các lớp sắc độ sáng tối cho hình ảnh như thế nào, phối màu ra sao,… rất nhiều công việc cần phải làm trước khi có thể ấn render final. 

        V-ray, Corona hay bất cứ phần mềm render nào khác có thể giúp chúng ta tái tạo được đúng những gì mà máy ảnh, ánh sáng hay vật liệu tác động lẫn nhau trong môi trường thực tế vào trong môi trường 3D. Nhưng nó không giúp chúng ta chọn ra được góc máy nào phù hợp, không giúp chúng ta chọn hướng chiếu sáng hay phân chia sắc độ, hay lên bảng màu phù hợp nhất. Và đó là lúc mà góc nhìn về chuyên môn của của Artist sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phong cách nghệ thuật cho hình ảnh.

            • Những nền tảng thẩm mỹ về nhiếp ảnh sẽ giúp cho bạn đặt góc cam rõ ý đồ, nêu bật được chủ thể hơn.

          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

          Hình ảnh trước và sau khi điều chỉnh cách góc cam

            • Những hiểu biết về chiếu sáng sẽ giúp việc chọn hướng sáng, số lượng, phân chia sắc độ cho hình ảnh được tốt hơn.

          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

          Các hình ảnh trước và sau khi điều chỉnh ảnh sáng

            • Những lý thuyết về màu, hòa sắc, mỗi màu sắc sẽ có những gam màu tương đồng hay đối lập, bổ trợ lẫn nhau hay tạo nên tương phản cho hình ảnh. Chúng ta có rất nhiều đối tượng 3D trong cảnh, mỗi đối tượng model lại mang màu sắc khác nhau, những hiểu biết về màu sẽ giúp cho màu sắc của cảnh trở nên có trật tự, lớp lang hơn. 
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
          4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

          Các hình ảnh trước và sau khi điều chỉnh về màu sắc

          Tóm lại, nếu bỏ qua tất cả nền tảng về thẩm mỹ và chỉ copy paste về thông số, mọi người vẫn có được một hình ảnh render, nhưng chất lượng thì sẽ phụ thuộc vào may rủi.

          Mỗi project sẽ là một bài toán khác nhau, những kiến thức về bố cục của một bức ảnh, hòa trộn màu sắc,… sẽ là nền tảng thẩm mỹ, cộng thêm kỹ năng sử dụng phần mềm trong môi trường 3D, đây sẽ là hai yếu tố tiên quyết giúp bạn thể hiện được những định hướng thẩm mỹ của bản thân vào trong hình ảnh, từ đó giải quyết được bài toán làm sao để tạo ra một bức ảnh render chân thật.

          Hy vọng bài viết này của 4pixos Academy đã giúp bạn giải quyết thắc mắc câu hỏi làm thế nào để tạo ra một bức ảnh render chân thật. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tip hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, bạn hãy truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!

          Hoặc nếu bạn muốn nâng trình tác phẩm diễn họa bằng cách trau dồi kiến thức chuyên sâu về Vật liệu – Ánh sáng, hãy tham khảo khóa Rendering của 4pixos Academy. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.

          Xem thêm

          > Vận Dụng AI Trong Adobe Photoshop, Rút Ngắn Thời Gian Hậu Kỳ Với 05 Bước
          > Hướng Dẫn Chi Tiết: Tải Autodesk Bản Quyền Miễn Phí Cho Sinh Viên
          > Tổng Hợp Các Lỗi Thường Gặp Với V-Ray Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
          > Tạo Macroscript Từ Script Trong 3Ds Max: Liệu Có Khó Thực Hiện?