Quy Trình Làm Việc Và Bí Quyết Tạo Portfolio Cho Vị Trí Diễn Họa Viên Kiến Trúc

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Quy trình làm việc chuyên nghiệp giúp các diễn họa viên kiến trúc tạo ra sản phẩm chất lượng, đúng tiến độ và tối ưu nguồn lực. Và Portfolio – bộ sưu tập những tác phẩm xuất sắc, phản ánh năng lực và phong cách nghệ thuật của bạn, thu hút nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách xây dựng quy trình làm việc hiệu quả và tạo dựng portfolio giúp bạn tăng cơ hội thành công khi ứng tuyển vào vị trí diễn họa viên kiến trúc.

1. Giới thiệu về ngành diễn họa kiến trúc

Ngành diễn họa kiến trúc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh và đồ họa để thể hiện ý tưởng thiết kế kiến trúc một cách sinh động và trực quan. Qua quá trình diễn họa, các bản vẽ kỹ thuật khô khan sẽ được biến thành những hình ảnh 2D, 3D sống động, giúp khách hàng và nhà đầu tư dễ dàng hình dung về không gian kiến trúc sau khi hoàn thành.

Diễn họa kiến trúc bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau, từ vẽ tay truyền thống đến sử dụng các phần mềm đồ họa 3D hiện đại. Một số kỹ thuật phổ biến trong diễn họa kiến trúc bao gồm:

  • Vẽ tay: Đây là kỹ thuật truyền thống sử dụng các công cụ vẽ như bút chì, màu nước, bút mực,… để thể hiện ý tưởng thiết kế. Vẽ tay đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng hội họa tốt và khả năng quan sát tinh tế.
  • Phần mềm đồ họa 2D: Các phần mềm đồ họa 2D như AutoCAD, Photoshop, Illustrator,… được sử dụng để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết và các hình ảnh minh họa 2D cho công trình.
  • Phần mềm đồ họa 3D: Các phần mềm đồ họa 3D như 3Ds Max, Maya, SketchUp,… được sử dụng để tạo ra các mô hình 3D và hình ảnh render của công trình. Diễn họa 3D giúp khách hàng có thể dễ dàng hình dung về không gian kiến trúc một cách chân thực nhất.

Trên thực tế, hiện nay đa số các studio diễn họa như 4pixos Studio đang sử dụng các phần mềm 3D là 3Ds Max, Corona và Vray. Tìm hiểu thêm top 6 phần mềm diễn họa kiến trúc tại đây

2. Quy trình làm việc của diễn họa viên kiến trúc

Quy trình làm việc của diễn họa viên kiến trúc có thể thay đổi tùy theo từng dự án và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, quy trình này thường bao gồm các bước sau:

Nguồn: 4pixos Academy

Trong bài viết này, 4pixos sẽ sử dụng dự án Le MERIDIEN DA NANG để minh họa quy trình làm việc cho các bạn dễ hình dung.

Bước 1. Thu thập thông tin khách hàng

Diễn họa viên sẽ gặp gỡ và trao đổi với kiến trúc sư, chủ đầu tư để nắm bắt rõ ràng về dự án, thiết kế, và yêu cầu. Thu thập các thông tin cần thiết như mô hình 3D, bản vẽ, phối cảnh, và các tài liệu liên quan.

Bước 2. Lên proposal

Ở bước này, diễn họa viên sẽ đề xuất góc camera và tone, mood dựa trên những thông tin được thu thập trước đó sao cho phù hợp với yêu cầu cũng như tinh thần của dự án

Bước 3. Draft 1

Dựa trên góc camera và tone, mood đã được duyệt trước đó, các diễn họa viên sẽ thực hiện diễn họa. Ở bước này, các diễn họa viên gần như đã hoàn thành được  70-80% khối lượng công việc. 

Bước 4. Draft 2

Ở bước draft 2, dựa trên feedback của khách hàng đối với bản draft 1, các diễn họa viên sẽ thực hiện các chỉnh sửa cần thiết và gửi cho khách hàng duyệt..

Bước 5. Final

Dựa trên feedback của khách hàng đối với bản draft 2, diễn họa viên sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.

Và cuối cùng, diễn họa viên sẽ bàn giao sản phẩm cho kiến trúc sư hoặc khách hàng dưới dạng ảnh tĩnh hoặc video animation tùy theo thỏa thuận ban đầu.

3. Bí quyết xây dựng portfolio ấn tượng để ứng tuyển các vị trí diễn họa viên kiến trúc

3.1 Duy trì sự nhất quán nhưng thể hiện đa dạng kỹ năng

Để xây dựng portfolio hiệu quả, bạn cần duy trì sự nhất quán. Hãy tập trung vào những gì bạn giỏi và cung cấp nhiều sản phẩm, khoảng 6 đến 10 sản phẩm chất lượng là đủ.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải đa dạng hóa portfolio. Trình bày các sản phẩm với nhiều phong cách, cách tiếp cận, cảm xúc, loại và quy mô dự án khác nhau để cho thấy bạn là một người đa năng, có thể xử lý đa dạng yêu cầu và các dự án khác nhau và có thể suy nghĩ sáng tạo. Điều này thường sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

Luôn nhớ rằng portfolio của bạn phải phù hợp với phong cách của công ty mà bạn ứng tuyển. Đây thường là phần khó khăn, nhưng khi làm đúng, nó sẽ mang lại kết quả đáng kể.

3.2 Thể hiện kỹ năng quản lý công việc

Dành cho những bạn muốn đảm nhận các dự án lớn, đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Các diễn họa viên kiến trúc chuyên nghiệp cần hoàn thành sản phẩm trong thời gian hợp lý với workflow tối ưu nhất có thể. Vì vậy, đừng chỉ tập trung vào các dự án cá nhân nhưng mất đến vài tháng để hoàn thành.

Khả năng hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng thường được kiểm tra qua bài test riêng của công ty. Hãy cân nhắc điều này khi thể hiện khả năng sắp xếp và quản lý công việc cụ thể trong portfolio, cũng như đưa ví dụ trực quan trong và tự đánh giá kỹ năng quản lý thời gian cũng như workflow của mình.

3.3 Tránh rải portfolio ào ạt

Bạn đừng gửi các tác phẩm không liên quan đến yêu cầu của vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Điều đó chứng tỏ rằng bạn không tìm hiểu gì về các dự án trước đây của họ.

Ví dụ: Bạn gửi bản render nội thất cực chi tiết cho một văn phòng chuyên dựng hình ảnh kiến trúc cảnh quan để ứng tuyển. Kinh nghiệm cho thấy hồ sơ ứng tuyển việc làm diễn họa kiến trúc kiểu này khả năng rất cao sẽ bị loại.

Nếu bạn ứng tuyển họa viên kiến trúc, hãy nghiên cứu kỹ công ty. Công ty đang cần tuyển vị trí gì? Họ cần tuyển vị trí này để làm công việc gì? Liệu các tác phẩm của bạn có đáp ứng yêu cầu và thu hút họ không? Chúng có trùng khớp với phong cách hình ảnh họ thường sử dụng trên website, mạng xã hội,… không?

Việc xây dựng một portfolio cho vị trí diễn họa viên kiến trúc đòi hỏi sự kết hợp giữa nhất quán, đa dạng kỹ năng và quản lý thời gian hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng portfolio của bạn không chỉ thể hiện những gì bạn giỏi mà còn cho thấy khả năng thích ứng và sáng tạo trong nhiều tình huống khác nhau. Đừng quên quản lý thời gian một cách hợp lý và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra thực tế của nhà tuyển dụng việc làm diễn họa kiến trúc..

4. Yêu cầu tuyển dụng của vị trí diễn họa viên kiến trúc

Để trở thành một diễn họa viên kiến trúc, bạn thường cần phải có những kỹ năng và kinh nghiệm sau:

Kiến thức

  • Biết sử dụng các phần mềm dựng hình và render như: 3Ds Max, V-ray/Corona Renderer.
  • Thiết kế và trang trí nội thất
  • Nhiếp ảnh
  • Landscape

Kỹ năng

  • Tư duy thẩm mỹ
  • Teamwork
  • Thuyết trình

Thái độ

  • Trách nhiệm
  • Tận tâm
  • Đảm bảo deadline
  • Đam mê với nghề

Tùy vào mỗi công ty hoặc studio mà sự phân chia trách nhiệm công việc của một diễn họa viên cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số vị trí mà bạn có thể tham khảo:

  • Diễn họa viên kiến trúc (Archviz Artist): Chịu trách nhiệm thể hiện các thiết kế kiến trúc dưới dạng hình ảnh 2D và 3D.
  • Chuyên gia tạo mô hình 3D (3D Modeler): Phụ trách việc xây dựng các mô hình 3D chính xác và chi tiết của các dự án kiến trúc.
  • Chuyên gia hậu kỳ (Post-Production Specialist): Phụ trách việc chỉnh sửa, điều chỉnh, và hoàn thiện các hình ảnh sau khi tạo mẫu.

Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí diễn họa viên kiến trúc tại 4pixos Studio, hãy tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây

Trên đây là quy trình làm việc và bí quyết tạo portfolio cho vị trí diễn họa viên kiến trúc. Đừng quên ghé thăm thư viện của 4pixos để tìm đọc thêm nhiều bài viết chất lượng khác trong lĩnh vực diễn họa kiến trúc bạn nhé. 

Nếu bạn quan tâm cách tạo ra một hình ảnh render xuất sắc để xây dựng nên một portfolio ấn tượng hoặc bạn muốn nâng cao kỹ năng diễn họa kiến trúc của mình, hãy tham gia ngay các khóa học tại 4pixos Academy. 4pixos luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đạt được thành công trong sự nghiệp!

Xem thêm
> 5 yếu tố dễ mắc lỗi trong diễn họa kiến trúc
> 4 yếu tố khiến tác phẩm Diễn hoạ bị “mất điểm”
> Hành trình chinh phục sự nghiệp Diễn hoạ kiến trúc chuyên nghiệp – Cảm nhận của học viên khóa học “Junior Artist”
> Những thử thách bạn cần vượt qua để trở thành một Archviz Artist
> Archviz Artist – nhân tố mới trên thị trường nhân sự ngành kiến trúc