Có Nên Học Kiến Trúc Không? Những Ai Nên Theo Đuổi Ngành Kiến Trúc?

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa Kiến trúc Quốc tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Bạn mơ ước được thiết kế những ngôi nhà, tòa nhà độc đáo, để lại dấu ấn riêng của mình trên thế giới? Bạn đang phân vân không biết có nên học kiến trúc hay không?

Hãy cùng 4pixos Academy tìm hiểu những thông tin chi tiết về ngành kiến trúc để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân bạn nhé.

1. Ngành kiến trúc là gì?

Kiến trúc là một lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, tập trung vào việc tổ chức, sắp xếp không gian và tạo ra các công trình xây dựng. Một kiến trúc sư không chỉ đơn thuần xây dựng nhà cửa, mà còn tạo ra những không gian sống, làm việc, giải trí… đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Nói một cách đơn giản, kiến trúc sư là những người tạo ra những không gian mà chúng ta sống và làm việc.

2. Các ngành tiêu biểu trong đào tạo kiến trúc

Ngành kiến trúc không chỉ đơn thuần là thiết kế nhà cửa, mà còn bao gồm nhiều chuyên ngành sâu hơn. Mỗi ngành đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một không gian sống hoàn hảo. Dưới đây là một số ngành tiêu biểu trong đào tạo kiến trúc:

2.1. Ngành kiến trúc

Sinh viên theo học sẽ được trang bị kiến thức về nguyên tắc thiết kế, từ hình khối, tỷ lệ đến ánh sáng và màu sắc. Bạn sẽ học cách phát triển các bản vẽ kỹ thuật và mô hình 3D, giúp hình dung rõ ràng không gian và công năng của công trình.

Ngoài ra, sinh viên cũng cần nắm vững các quy định pháp lý và tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng. Qua các dự án thực tế, họ sẽ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, từ đó tạo ra những công trình không chỉ đẹp mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng.

2.2.  Ngành quy hoạch vùng và đô thị

Khi theo học ngành này, sinh viên cần tập trung vào việc tổ chức và phát triển không gian đô thị một cách bền vững. Sinh viên sẽ học cách phân tích các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch hiệu quả. Họ sẽ được đào tạo về quy trình phát triển đô thị, từ việc lên kế hoạch tổng thể đến thiết kế chi tiết cho từng khu vực. 

Các vấn đề như giao thông, hạ tầng xã hội và không gian công cộng sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Qua đó, sinh viên sẽ nắm vững cách tạo ra các cộng đồng sống lý tưởng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân.

2.3. Ngành thiết kế nội thất

Nội thất là một ngành học kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Ngành này tập trung vào việc hòa hợp màu sắc, ánh sáng, vật liệu, phong cách, các yếu tố trang trí để tạo ra không gian sống đẹp mắt và hữu ích.

Cụ thể, công việc của một nhà thiết kế nội thất thường bao gồm:

  • Lên ý tưởng và tổ chức không gian: Áp dụng các nguyên tắc về bố cục, màu sắc, ánh sáng và vật liệu để tạo ra một không gian hài hòa, cân đối.
  • Lựa chọn và bố trí đồ nội thất: Chọn lựa và sắp xếp đồ nội thất sao cho phù hợp với phong cách thiết kế và nhu cầu sử dụng.
  • Thi công và giám sát công trình: Đảm bảo việc thực hiện công trình tuân thủ đúng thiết kế và tiến độ đã đề ra.

2.4. Ngành kỹ thuật đô thị

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng đào tạo các kỹ sư hạ tầng đô thị với khả năng tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công. Ngoài ra các kỹ sư cũng có thể quản lý giám sát và vận hành các công trình giao thông phục vụ đời sống như cầu, đường bộ, đường cao tốc, san nền, cung cấp năng lượng, cấp nước và xử lý nước thải, v.v.”

2.5. Ngành kiến trúc cảnh quan

Kiến trúc cảnh quan là một lĩnh vực chuyên sâu về tổ chức không gian với các giá trị thẩm mỹ, môi trường và văn hóa đặc trưng. Ngành này bao gồm các hoạt động như quy hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục hồi cảnh quan tại các khu vực và công trình xây dựng của con người.

Các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan vận dụng kỹ năng, kỹ thuật, sự sáng tạo, khoa học. Cùng với đó là các kiến thức về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội để bố trí có chủ đích các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt Trái đất. 

Điều này nhằm mục tiêu quản lý và bảo tồn nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo. Đồng thời đảm bảo các giá trị môi trường đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, an toàn và nhu cầu hưởng thụ của con người.

2.6. Ngành thiết kế đô thị

Về cơ bản, thiết kế đô thị là một ngành khoa học nhằm tổ chức và sử dụng không gian giữa các tòa nhà trong đô thị. Đó có thể là đường phố, công viên, quảng trường… được sắp xếp sao cho đẹp mắt, hiệu quả, và giàu sức sống văn hóa xã hội. 

Ngành này cũng đảm bảo sự hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, mua bán, văn hóa cộng đồng. Bên cạnh đó có cả các hoạt động cá nhân như nghỉ ngơi, giải trí, và hòa nhập cộng đồng.

2.7. Ngành kỹ thuật xây dựng

Ngành Kỹ thuật xây dựng có thể hiểu đơn giản là một lĩnh vực tập trung vào tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng. Bao gồm cả dân dụng và công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu đời sống của con người.

Công việc của một kỹ sư xây dựng ngày nay rất đa dạng, có thể chia thành ba lĩnh vực chính:

  • Tại công trường: Kỹ sư trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, từ việc lên kế hoạch chi tiết, giám sát thi công cho đến kiểm tra chất lượng công trình. Họ có thể làm việc tại các công ty xây dựng, các dự án nhà nước hoặc các công ty tư vấn.
  • Tại nhà máy: Kỹ sư đảm bảo quá trình sản xuất các vật liệu xây dựng diễn ra trơn tru và đạt chất lượng cao. Họ thường đảm nhiệm các vị trí như giám sát sản xuất, kiểm soát chất lượng.
  • Tại văn phòng: Kỹ sư làm việc với các bản vẽ thiết kế, tính toán, lập kế hoạch. Họ có thể là chuyên viên tư vấn, chuyên viên thiết kế hoặc làm việc trong các bộ phận quản lý dự án.

3. Tiềm năng của ngành kiến trúc

Theo số liệu từ Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân lực cho ngành kiến trúc luôn ở mức cao. Từ giai đoạn 2013-2015 cho đến 2020-2025, kiến trúc được dự báo là một trong tám nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP Hồ Chí Minh, với khoảng 10.800 người mỗi năm. 

Sinh viên theo học ngành này sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và không phải lo lắng về vấn đề tìm kiếm việc làm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội đa dạng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Theo thống kê từ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, từ 97 – 100% sinh viên đều tìm được việc làm. 

So với các ngành nghề khác, thu nhập của kiến trúc sư được đánh giá là khá tốt. Mức lương trung bình của kiến trúc sư mới ra trường dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Mức lương cũng sẽ tăng đáng kể sau vài năm kinh nghiệm.

4. Có nên học ngành kiến trúc không? Những tố chất phù hợp với ngành

Có nên học ngành kiến trúc không? Đáp án chắc đã quá rõ ràng. Đây là một ngành học hấp dẫn với nhiều cơ hội phát triển cho các bạn trẻ. Tuy nhiên theo đặc thù của ngành, các cá nhân sở hữu các tố chất dưới đây sẽ dễ dàng theo đuổi và thuận lợi phát triển hơn:

  • Tư duy sáng tạo và thẩm mỹ: Kiến trúc là sự giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học. Vì vậy, để theo đuổi ngành này, Gen Z cần có khả năng hình dung không gian và tạo ra những thiết kế độc đáo, hấp dẫn, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Năng lực tự học và cập nhật kiến thức: Ngành kiến trúc luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Do đó, sinh viên cần có tinh thần ham học hỏi và thường xuyên cập nhật kiến thức mới về công nghệ, vật liệu, xu hướng thiết kế để đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Khả năng tính toán: Việc nắm vững các môn tự nhiên như Toán và Lý là nền tảng cần thiết để kiến trúc sư có thể thiết kế các công trình đẹp mắt. Đồng thời đảm bảo tính công năng, an toàn và hiệu quả kinh tế.
  • Tư duy logic và giải quyết vấn đề: Người học ngành này cần tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra thiết kế tối ưu, phân tích các yếu tố kỹ thuật và đảm bảo công trình an toàn, bền vững. Những kỹ năng này sẽ giúp kiến trúc sư vượt qua thách thức trong quá trình thiết kế và thi công. 
  • Khả năng chịu áp lực:  Ngành kiến trúc thường có khối lượng công việc lớn, deadlines gấp gáp và phải thay đổi thiết kế theo yêu cầu khách hàng. Vì thế, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần khả năng chịu áp lực cao để hoàn thành công việc trong môi trường căng thẳng.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Đây là ngành đòi hỏi sự hợp tác giữa kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và các bên liên quan khác. Vì vậy, người học cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách trình bày ý tưởng rõ ràng và thuyết phục cũng như khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm.

Câu hỏi có nên học ngành kiến trúc không đã có lời giải. Có một lĩnh vực trong ngành này đang rất tiềm năng đó chính là Diễn họa kiến trúc. Các sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo và ứng dụng công nghệ 3D khi học. Để tìm hiểu các thông tin về lĩnh vực này, đừng ngần ngại ghé thăm thư viện của 4pixos Academy nhé!

Tại 4pixos Academy, chúng tôi cung cấp rất nhiều các khóa học về Diễn họa kiến trúc cho tất cả các trình độ. Nếu bạn là người mới, cần tìm hiểu từ những Kiến thức căn bản về 3D thì đừng bỏ qua Khóa học Basic 3Ds Max của chúng tôi. 

Thông tin các khóa học khác cũng thường xuyên được cập nhật tại đây

Xem thêm
> Tương Lai Ngành Archviz: Chia Sẻ Từ Nhà Sáng Lập Của 4pixos
> AI Stable Diffusion 3 Medium Đã Phát Hành Với Nhiều Tính Năng Mới, 3D Artists Không Được Bỏ Lỡ!
> Những Nguyên Lý Cơ Bản Trong Thiết Kế Cảnh Quan
> 3Ds Max 2024 Có Gì Mới?
> Một Lầm Tưởng Về AI Trong Diễn Họa