Có nhiều phong cách chụp sản phẩm khác nhau, trong đó chụp cận cảnh là phương pháp hiệu quả để làm nổi bật các chi tiết tinh xảo. Tuy nhiên, mỗi loại ảnh cận cảnh lại có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng mục đích.
Trong bài viết này, 4pixos sẽ giới thiệu đến bạn 10 ý tưởng chụp cận cảnh sản phẩm ấn tượng, giúp nâng cao chất lượng hình ảnh và thu hút khách hàng.
1. Main Image
Góc chụp đầu tiên trong danh sách ý tưởng là Main Image, với góc nghiêng khoảng 45 độ, còn được gọi là góc 3/4.
Nếu sản phẩm có những đặc điểm riêng ở mặt trước và hai bên, góc chụp này sẽ giúp hiển thị đầy đủ các chi tiết chỉ trong một khung hình. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tuân theo góc 45 độ một cách chính xác.
Người chụp cần điều chỉnh vị trí máy ảnh để tìm ra góc chụp tối ưu, đảm bảo thể hiện một cách rõ ràng và hấp dẫn nhất các chi tiết quan trọng của sản phẩm.
Chụp cận cảnh góc Main Image là kỹ thuật đặt máy ảnh trực tiếp trước sản phẩm, sao cho ống kính song song với bề mặt chính của sản phẩm. Kết quả là một hình ảnh ngay ngắn, không bị méo góc, giúp khách hàng dễ dàng hình dung hình dạng và đặc điểm thực tế của sản phẩm.
Đặc điểm:
- Máy ảnh được đặt trực tiếp trước sản phẩm, tạo góc nhìn ngay ngắn, không nghiêng.
- Hiển thị chính xác hình dạng, kích thước và các chi tiết quan trọng của sản phẩm.
- Phù hợp với nhiều loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có thiết kế đối xứng hoặc cần nhấn mạnh thương hiệu, logo.
2. Front View
Góc nhìn chính diện – Front View là một trong những lựa chọn cơ bản và phổ biến nhất khi chụp cận cảnh sản phẩm. Đây là kiểu chụp tiêu chuẩn trong thương mại điện tử, được thực hiện bằng cách đặt máy ảnh trực tiếp trước sản phẩm, đảm bảo mặt trước của sản phẩm song song với ống kính.
Kiểu chụp này giúp cung cấp thông tin trực quan, rõ ràng về sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện các đặc điểm quan trọng.
Bên cạnh đó, góc chính diện đặc biệt hữu ích trong việc làm nổi bật các yếu tố chức năng ở mặt trước của sản phẩm, chẳng hạn như logo, màn hình hiển thị, nút bấm hoặc các chi tiết quan trọng khác.
Ngoài ra, nó còn giúp thể hiện tính đối xứng của sản phẩm, tạo cảm giác cân đối và chuyên nghiệp. Từ đó làm tăng sức hấp dẫn thị giác đối với người mua.
3. Back Angle
Một lựa chọn khác trong danh sách các kiểu chụp cận cảnh là Back Angle – góc nhìn từ phía sau. Dù thường ít được ưu tiên trong danh sách hình ảnh sản phẩm trực tuyến do mặt sau thường không chứa các yếu tố thương hiệu nổi bật, thế nhưng đây vẫn là một góc máy hỗ trợ quan trọng.
Góc chụp này giúp hiển thị các chi tiết ở mặt sau mà các góc khác không thể thể hiện đầy đủ. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các sản phẩm điện tử, thiết bị gia dụng hoặc sản phẩm có cổng kết nối, nút điều chỉnh hoặc thông tin quan trọng ở mặt sau.
Nhờ đó, khách hàng có thể kiểm tra đầy đủ mọi góc cạnh của sản phẩm, giúp họ đưa ra quyết định mua hàng một cách tự tin hơn.
4. Three-Quarter Angle from the Back
Chụp cận cảnh góc 3/4 từ phía sau là cách chụp sản phẩm sao cho bạn có thể nhìn thấy một phần của mặt sau và một phần của các cạnh hoặc mặt bên.
Góc 3/4 (khoảng 45 độ) giúp tạo ra một bức ảnh sinh động, làm nổi bật các chi tiết thiết kế và chức năng sản phẩm, đồng thời vẫn giữ được cái nhìn tổng quan về sản phẩm. Phương pháp này giúp tăng tính thẩm mỹ và thu hút người xem hơn so với việc chỉ chụp từ phía sau.
5. Overhead Angle
Một góc chụp cận cảnh vô cùng hữu ích khác là góc nhìn từ trên xuống, hình ảnh được tạo ra sao cho người xem có cảm giác như đang đứng ở vị trí cao hơn, nhìn xuống đỉnh của vật thể.
So với các góc nhìn khác, góc nhìn từ trên xuống giúp người xem dễ dàng đánh giá kích thước và hình dạng tổng thể của sản phẩm, làm nổi bật các chi tiết thiết kế và cấu trúc.
Tuy nhiên, việc chụp một bức ảnh vật lý với góc nhìn này có thể gặp một số thử thách, đặc biệt là khi tìm kiếm nguồn sáng phù hợp để làm nổi bật tất cả các chi tiết.
Trong kết xuất 3D, vấn đề này không còn là mối lo ngại vì mọi yếu tố như ánh sáng, góc nhìn và các chi tiết đều có thể được điều chỉnh, thiết lập một cách linh hoạt và chính xác trong môi trường kỹ thuật số.
6. Front View with a Higher Angle
Nhìn chính diện với góc cao hơn là góc nhìn được chụp từ một vị trí cao hơn so với sản phẩm, hướng nhìn xuống một chút. Góc nhìn này cung cấp cái nhìn tổng quan về sản phẩm, giúp làm nổi bật các chi tiết ở phía trên hoặc phần trên của vật thể mà không làm mất đi những đặc điểm quan trọng ở phần phía trước.
Đây là một góc nhìn lý tưởng để thể hiện sự cân đối và các yếu tố thiết kế tổng thể của sản phẩm. Nó mang lại một cái nhìn rõ ràng và sâu sắc, giúp người xem có thể đánh giá được cả tính năng lẫn tính thẩm mỹ của sản phẩm trong một bức ảnh duy nhất.
7. Profile Angle
Góc nghiêng, hay còn gọi là góc nhìn nghiêng, là một lựa chọn tuyệt vời cho việc chụp cận cảnh. Góc này được tạo ra bằng cách di chuyển máy ảnh sang một bên của vật thể.
Tính hữu ích của góc nhìn nghiêng phụ thuộc vào loại sản phẩm, vì một số mặt hàng có những đặc điểm thiết kế, kết cấu hoặc bộ phận chức năng nổi bật khi nhìn từ góc này.
Ví dụ, một đôi giày thể thao thường sẽ có những yếu tố thương hiệu hoặc chi tiết thiết kế đặc trưng ở hai bên. Hình ảnh cận cảnh với góc nghiêng thường là cái nhìn đầu tiên khi duyệt qua các mặt hàng như vậy, vì nó nhanh chóng làm nổi bật những đặc điểm hấp dẫn và điểm mạnh của sản phẩm, giúp thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức.
8. Exploded View
Chụp chi tiết từng thành phần, còn được gọi là chế độ xem thành phần, là một trong những dạng ảnh cận cảnh hấp dẫn nhất về mặt thị giác. Đây là một cách tiếp cận trực quan để thể hiện cách các thành phần của sản phẩm được lắp ráp, với từng phần riêng biệt được trưng bày rõ ràng.
Kỹ thuật này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cấu tạo và hoạt động bên trong của sản phẩm. Đồng thời, làm nổi bật các tính năng quan trọng mà các hình ảnh cận cảnh thông thường có thể không thể hiện rõ ràng.
Đặc biệt, với những sản phẩm điện tử có chức năng phức tạp hoặc đồ nội thất được lắp ráp từ nhiều thành phần, cách chụp chi tiết từng thành phần có thể giúp người xem dễ dàng nắm bắt cấu trúc và cơ chế hoạt động của sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định mua hàng thông minh hơn.
9. Lifestyle Shot
Hình ảnh nền trắng cho sản phẩm không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu trong thương mại điện tử. Mặc dù nó giúp làm nổi bật sản phẩm, nhưng hình ảnh Lifestyle đã chứng minh nó là một công cụ rất hiệu quả trong việc thúc đẩy doanh số.
Những bức ảnh này mang lại hiệu quả mạnh mẽ nhờ vào yếu tố kể chuyện. Chúng không chỉ đơn giản là hình ảnh của sản phẩm mà còn minh họa cách sản phẩm có thể được sử dụng trong không gian sống của người tiêu dùng. Nó cho thấy mức độ hòa hợp của dạng hình ảnh này trong môi trường thực tế.
Điều này tạo ra một kết nối cảm xúc mạnh mẽ giữa hàng hóa và người xem, giúp người mua dễ dàng hình dung sản phẩm trong cuộc sống của họ.
Mối liên kết này cùng cảm giác gần gũi và thực tế, là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy quyết định mua sắm, từ đó đạt được một giao dịch bán hàng thành công.
10. Lifestyle Shot with an Alternative Interior
Một bức ảnh cận cảnh thay thế theo phong cách Lifestyle kết hợp với nội thất có thể trình bày sản phẩm của bạn trong một bối cảnh khác. Nó giúp làm nổi bật tính đa năng của sản phẩm và minh họa cho những tình huống khác nhau mà sản phẩm có thể được sử dụng.
Ví dụ, đối với sản phẩm đèn điện, thiết kế của chiếc đèn rất phổ biến và dễ dàng phù hợp với nhiều không gian, như đặt trên bàn cà phê trong phòng khách hoặc trên ngăn kéo đầu giường.
Sử dụng hình ảnh phong cách sống với nội thất, khách hàng có thể hình dung rõ ràng hơn về sự linh hoạt của sản phẩm trong các môi trường khác nhau. Từ đó tăng khả năng họ sẽ quyết định mua. Việc này không chỉ làm nổi bật tính ứng dụng của sản phẩm mà còn giúp khách hàng cảm thấy sản phẩm phù hợp với nhiều nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Kết luận
Việc áp dụng các ý tưởng chụp cận cảnh sản phẩm độc đáo giúp làm nổi bật tính năng và thiết kế của sản phẩm. Nhờ đó, tạo ra những kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng.
Từ những góc nhìn tinh tế như main image, font view, black angle, three-quarter Angle from the Back, Overhead Angle, Front View with a Higher Angle cho đến các hình ảnh Lifestyle. Mỗi ý tưởng đều mang lại một cách thức mới mẻ để khách hàng hình dung sản phẩm trong cuộc sống của họ.
Những bức ảnh sáng tạo và độc đáo này thu hút sự chú ý, góp phần thúc đẩy quyết định mua hàng. Từ đó nâng cao cơ hội thành công trong kinh doanh.
Bạn có thể thử nghiệm và áp dụng những ý tưởng mà bài viết vừa cung cấp để tạo ra những hình ảnh sản phẩm đẹp mắt. Bạn sẽ bất ngờ khi thấy chúng mang đến hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp của thương hiệu.
Để không bỏ lỡ những kiến thức và xu hướng mới nhất trong Diễn họa Kiến trúc, hãy theo dõi thư viện của 4pixos Academy. 4pixos luôn chia sẻ những tài liệu, bí quyết và cập nhật xoay quanh lĩnh vực Diễn họa Kiến trúc, giúp bạn nâng cao kỹ năng và tạo ra những tác phẩm xuất sắc.
Nếu bạn quan tâm đến các kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, kỹ năng để mô phỏng thế giới một cách chân thực và sống động, cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Rendering của 4pixos Academy nhé!
Nguồn: cgifurniture.com
Xem thêm
> Sức Mạnh Của “Bottom Views” Trong Diễn Họa Kiến Trúc
> Khám Phá Các Góc Chụp Để Tạo Nên Bức Ảnh Ấn Tượng (Phần 1)
> Framing: Kỹ Thuật Tạo Chiều Sâu Cho Hình Ảnh
> Khám Phá Các Góc Chụp Để Tạo Nên Bức Ảnh Ấn Tượng (Phần 2)
> Cách Show Camera Angles Trong Brief Dự Án Diễn Họa Kiến Trúc