Nội dung bài viết được trích một phần trong Khóa Rendering.
Lý thuyết về ánh sáng (lighting theory) là một khía cạnh của việc kể chuyện bằng hình ảnh. Bằng cách làm chủ ánh sáng, chúng ta có thể kiểm soát tâm trạng, hướng sự chú ý và tăng cường trải nghiệm câu chuyện một cách mạnh mẽ. 4 nội dung về ligting theory mà bài viết sẽ đề cập đến: Lighting layer – Direction – Quantity – Quality – Color.
1. Lighting Layer
- Ánh sáng môi trường (Ambient Lighting): Còn được gọi là “Ánh sáng tổng thể“. Ánh sáng môi trường là ánh sáng dịu, khuếch tán và thường bao phủ toàn bộ một không gian, được coi là nguồn sáng chính trong không gian, bao gồm ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc giếng trời.
- Ánh sáng chức năng (Task Lighting): Ánh sáng chức năng thường được sử dụng để thực hiện một “nhiệm vụ” hoặc công việc cụ thể. Loại ánh sáng này có tính định hướng cao, tập trung và được sử dụng để bổ sung ánh sáng trong không gian đã đủ sáng.
- Ánh sáng trang trí (Accent Lighting): Ánh sáng trang trí thường được sử dụng để thu hút sự chú ý đến một vật thể/khu vực cụ thể. Ánh sáng trang trí có tính tập trung, trực tiếp, có diện tích chiếu sáng nhỏ hơn, đủ để bao phủ một vật thể cụ thể.
Front Lighting
Nguồn sáng trực tiếp, góc chiếu cùng hướng với camera, thường sẽ làm phẳng (flat) đối lượng và giảm thiểu kết cấu/khối.
Side Lighting
Được chiếu từ hướng bên – trái hoặc phải vào chủ thể, chia đôi chủ thể và tạo ra bóng đổ mạnh, nhấn mạnh kết cấu/khối.
Angle Lighting
Được đặt khoảng 45° từ phía bên và bên trên, làm cho đối tượng trở nên có không gian hơn. Loại ánh sáng này là phương pháp phổ biến cho chụp chân dung cũng như tạo hình đối tượng.
Down Lighting
Với nguồn sáng trực tiếp từ trên cao, tạo ra bóng tối mạnh hướng xuống dưới.
Soft Lighting
Chiếu sáng từ góc thấp. Vì ánh sáng thường sẽ không chiếu từ dưới lên, sử dụng loại ánh sáng này có thể tạo thêm cảm giác bí ẩn và kịch tính.
Back Lighting
Nhấn mạnh hình dạng và đường nét của đối tượng. Tuy nhiên chi tiết, màu sắc, chất liệu sẽ bị mất đi 1 phần ở những khu vực ngược sáng.
2. Quantity/Số lượng ánh sáng
Số lượng ánh sáng là cường độ hoặc lượng ánh sáng được cung cấp, được đo bằng độ sáng (lux hoặc lumens). Nó quan trọng để đảm bảo rằng không gian đủ sáng cho các hoạt động và người dùng có thể nhìn rõ ràng.
Trong môi trường 3D, việc xử lý số lượng ánh sáng sẽ linh hoạt hơn.
Đối với những khung cảnh vừa và nhỏ, vẫn bám sát theo số lựơng ánh sáng thực tế (có thể bổ sung thêm các nguồn sáng phụ để đạt được hiệu quả về thẩm mỹ).
Với những khung cảnh lớn việc đặt đúng số lượng đèn đôi khi ko thật sự cần thiết. Cần cân đối giữa số lượng ánh sáng/tính thẩm mỹ qua đó tối ưu về việc quản lý + thời gian render.
3. Quality/ Chất lượng ánh sáng
Chất lượng ánh sáng đề cập đến tính chất của ánh sáng và ảnh hưởng của nó đến đối tượng, không gian hoặc hình ảnh. Nó tập trung vào cách ánh sáng tương tác với bề mặt và tạo ra các hiệu ứng thị giác khác nhau. 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng:
- Soft light: Tạo ra các bóng đổ nhẹ nhàng, khuếch tán. Được tạo ra bởi các nguồn sáng lớn và khuếch tán như vào những ngày nhiều mây hoặc sử dụng hộp tản sáng (softbox).
- Hard light: Tạo bóng đổ sắc nét, rõ ràng. Đến từ các nguồn sáng nhỏ, tập trung như ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc bóng đèn không có khuếch tán.
Cùng 1 đối tượng, nhưng khi được thể hiện dưới 2 chất lượng ánh sáng khác nhau, trải nghiệm về hình ảnh sẽ kể lại theo 2 cách khác nhau.
Với hardlight, những đường nét, góc cạnh của bàn sẽ được tôn lên với những góc vát của ánh sáng. Thông qua ánh sáng, chúng ta tiếp nhận hình khối một cách trực diện hơn qua những khu vực được ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Trong khi đó với softlight, những hình khối được mắt chúng ta tiếp nhận một cách mềm mại hơn.
4. Color
Lighting Color Temperature (Nhiệt độ màu của ánh sáng) là chỉ số đo lường đặc tính màu sắc của ánh sáng, được biểu thị bằng đơn vị Kelvin (K).
- Warm light (2000K–3500K): Ánh sáng mang tông màu vàng (giống như nến hoặc bóng đèn sợi đốt) tạo ra bầu không khí ấm cúng, yên tĩnh và hấp dẫn.
- Neutral light (3100K-4500K): Ánh sáng có màu trắng trung tính và dịu nhẹ, đây là ánh sáng thân thiện và sạch sẽ.
- Cool light (5000K–7000K): Ánh sáng mang màu xanh lam, giống như ánh sáng ban ngày hoặc bầu trời u ám. Ánh sáng mát mẻ phù hợp cho văn phòng, bệnh viện hoặc các mục đích thương mại khác.
Warm light thường sẽ mang lại sự thu hút, tập trung cao hơn so với nature light/ cool light.
Nền tảng về thiết kế chiếu sáng sẽ giúp cho việc setup ánh sáng trong môi trường diễn họa 3d trở nên có lớp lang, trật tự – ít cảm tính hơn.
Hãy thử ứng dụng các kiểu lighting này vào các dự án thực tế để khám phá tiềm năng của mỗi không gian và biến mọi dự án của bạn trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết! Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về Diễn hoạ Kiến trúc, bạn có thể truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!
Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, Kỹ năng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực và sống động cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Rendering của 4pixos Academy nhé. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.
Xem thêm
> Ngành Diễn Họa Kiến Trúc Có Tiềm Năng Không?
> Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Hiện Đại – Trào Lưu Nào Bạn Không Thể Bỏ Qua?
> Ngành Kiến Trúc Thi Khối Nào? Bí Quyết Chọn Khối Thi Hiệu Quả
> Tạo Hiệu Ứng Thị Giác Đỉnh Cao Cho Nội Thất Với 10 Kiểu Mood Lighting
> Khảo Sát Mới Nhất Từ CGarchitect (2024): Vai Trò Của AI Trong Diễn Họa Kiến Trúc