Bài viết này tập trung vào việc thiết lập một hình ảnh dựa trên các quy tắc cơ bản, những kiến thức này giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp của một Archviz Artist và cũng được áp dụng bởi các họa sĩ, các nhà thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia,…

So với những thước phim có nhiều khung hình và nhiều chuyển động, đối với ảnh tĩnh (still image) thì bạn vẫn phải kể một câu chuyện, gửi gắm ý đồ hay thông điệp trong một khung hình tĩnh duy nhất (single static frame). Do đó, các quy tắc này sẽ tập trung vào quy trình tạo ra một bức ảnh tĩnh hoàn thiện.
1/ Composition – Bố cục
Tìm bố cục tốt là một trong những phần khó nhất và cũng là phần quan trọng nhất khi chụp hay khi diễn họa một tấm hình. Bạn có thể bắt đầu luyện tập tìm bố cục với các bài tập phối cảnh trung tâm (central perspective).

Chìa khóa ở đây là giữ cho bố cục càng rõ ràng, càng dễ đọc càng tốt. Giảm các đường phối cảnh (perspective) giúp bạn hiểu tấm hình nhanh hơn. Quy tắc này áp dụng cho việc render cả nội thất lẫn ngoại thất.
Sau khi có được bố cục phù hợp, chúng ta cũng cần chú ý đến bố cục chiều sâu – depth composition: cách sắp xếp hình ảnh với sơ đồ tiền cảnh / trung cảnh / hậu cảnh. Đây là một quy tắc rất đơn giản, nhưng thực sự hữu ích trong việc thể hiện phong cách cá nhân.

Bạn cũng nên luyện tập kỹ năng với Depth of Field ở nhiều mức độ khác nhau, đây là một trong những công cụ hiệu quả nhất mà bạn có để tăng cường hiệu ứng chiều sâu này (các phương pháp khác sử dụng màu sắc và độ sáng biến những thứ không có chiều sâu thành có chiều sâu).

Bạn có thể thấy trong các hình ảnh bên dưới, việc ứng dụng bố cục chiều sâu giúp bạn tập trung vào phần nội dung chính của bức ảnh. Tất nhiên, việc tạo nên một bố cục chiều sâu này sẽ hiệu quả hơn trong các bức ảnh chụp cận cảnh tầm ngắn (short-range closeup shots), nhưng đây cũng có thể là một công cụ hữu hiệu nếu được áp dụng một cách khéo léo và tinh tế trên các cảnh quy mô lớn (large-scale scenes).

Một quy tắc nữa về bố cục để tạo nên một tấm hình diễn họa mang đậm tinh thần nhiếp ảnh chính là “Quy tắc một phần ba- Rule of Thirds” nổi tiếng. Quy tắc này sẽ giúp tấm hình trở nên cân bằng về bố cục. Đừng nghĩ quy tắc này chỉ đơn giản là vạch ra các đường rõ ràng, mà hãy tìm hiểu thêm về các yếu tố chứa đựng thông điệp của tấm hình rồi đặt ở các khu vực cụ thể dựa trên một khung lưới sẵn có để cân bằng bố cục.

Nhiều máy ảnh, phần mềm Photoshop hay 3Ds Max cũng hiển thị lưới này khi bạn sử dụng công cụ cắt để căn chỉnh hợp lí bố cục theo quy tắc một phần ba.
2/ Focal Length – Tiêu cự
Cố gắng tránh sử dụng focal length ngắn hơn 30 mm. Thông thường, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường lựa chọn tiêu cự khoảng từ 35 đến 55 mm.
Góc rộng (Wide angle) đang bị lạm dụng trầm trọng trong ngành diễn họa kiến trúc vì yêu cầu của khách hàng thường tập trung vào việc hiển thị nhiều yếu tố nhất có thể chỉ trong một tấm hình.
Tuy nhiên, chúng ta hãy nghĩ về cách đôi mắt sinh học của con người trong việc nhìn thế giới. Mỗi mắt người có góc nhìn từ 120 đến 180 độ. Kết hợp lại, đôi mắt chúng ta có thể mở góc nhìn lên đến 130 độ và rất giống với những gì mà fish-eye lens có thể mang lại, nhưng thường chúng ta thực sự không thể nhìn thấu tất cả trường ảnh này. Trường nhìn trung tâm của mắt người là khoảng 40 đến 60 độ, tương đương với thấu kính “bình thường” 50 mm, được xem là có độ tương đồng tốt nhất với những gì con người chúng ta có thể nhìn thấy và tập trung vào.
Hiểu biết những kiến thức về tiêu cự sẽ giúp ích Archviz artist rất nhiều trong quá trình set camera để tạo nên những tấm hình sát với thực tế nhất.
3/ Color Balance – Cân bằng màu sắc

Trong một cảnh, trước khi muốn cân bằng cho màu trắng, bạn nên chú ý là cần đảm bảo chỉ có điểm sáng nhất trong ảnh chuyển sang màu trắng gần như hoàn toàn. Phần còn lại của màu trắng trong bức hình nên nằm trong khoảng 190 đến 220. Hãy cố gắng để các tông màu tối hơn đóng một vai trò trong bức hình. Hãy đảm bảo sự cân đối, không có quá nhiều vùng thừa sáng hoặc thiếu sáng.
Có một điều thực sự quan trọng cần chú ý về màu sắc, đó là, đa phần các không gian đều có màu xám, là sắc thái xám với nhiều mức độ khác nhau.
Như bạn có thể thấy ở trên, thứ duy nhất thực sự có màu trắng trong cảnh này là cửa sổ bị phơi sáng quá mức. Những thứ khác (các yếu tố màu nâu bên cạnh) được thay đổi sắc thái giữa màu đen và xám nhạt. Ngay cả những bức tường trắng cũng không thực sự là màu trắng. Tất nhiên, hình ảnh này bắt đầu hơi tối, nhưng bạn vẫn thấy các bức tường có màu trắng.
Sự phân bố các vùng tối và sáng trong ảnh cũng là một điều rất tương đối. Hình ảnh sau đây cho thấy khá rõ những gì xảy ra với cùng một màu xám được đặt ở các vùng khác nhau của bức ảnh.

Trên thực tế, nhiếp ảnh và diễn họa có rất nhiều mối tương quan. Bài viết của Lasse phần nào làm rõ được những quy tắc cơ bản nhất mà ngành diễn họa ứng dụng từ nhiếp ảnh để tạo ra những bức hình đậm chất nghệ thuật. Hy vọng các bạn thích bài viết này!
Bài viết được biên dịch bởi 4pixos Academy.
Nguồn: architizer
Xem thêm
> Ngành Diễn Họa Kiến Trúc Có Tiềm Năng Không?
> Xu Hướng Thiết Kế Nội Thất Hiện Đại – Trào Lưu Nào Bạn Không Thể Bỏ Qua?
> Ngành Kiến Trúc Thi Khối Nào? Bí Quyết Chọn Khối Thi Hiệu Quả
> Tạo Hiệu Ứng Thị Giác Đỉnh Cao Cho Nội Thất Với 10 Kiểu Mood Lighting
> Khảo Sát Mới Nhất Từ CGarchitect (2024): Vai Trò Của AI Trong Diễn Họa Kiến Trúc