Trước khi phát minh ra các chương trình CAD, chúng ta chỉ có thể hình dung được kết cấu một sản phẩm hoặc dự án nhà ở dựa trên một mô hình được xây dựng từ các vật liệu đơn giản. Tuy nhiên, để tạo ra một mô hình đơn giản như vậy cũng đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để hoàn thành.
Ngày nay, công nghệ máy tính và các phần mềm dựng hình 3D phát triển mạnh mẽ có thể giúp kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất hay thậm chí là các nhà phát triển bất động sản biến các bản thiết kế thành một bản trình chiếu thực sự sống động bằng hình ảnh thực tế.
Diễn họa kiến trúc được khai thác và trở thành gã khổng lồ kiếm tiền hiệu quả, và ngành công nghiệp điện ảnh là một trong những ví dụ điển hình nhất tận dụng được các ưu thế của diễn họa kiến trúc.
Hình ảnh kiến trúc trong phim
Hình ảnh kiến trúc đồ sộ xuất hiện trong các bộ phim hiện nay đa phần đều là sản phẩm của công nghệ CGI. Việc xây một công trình kiến trúc thực thu với quy mô lớn để thực hiện các cảnh quay là điều xa xỉ với các nhà làm phim, vậy nên ứng dụng diễn họa kiến trúc chính là lựa chọn khôn ngoan nhất, đặc biệt là với các phim khoa học viễn tưởng.
Các nhà sản xuất phim giờ đây có thể hiện thực hóa các ý tưởng điên rồ vốn chỉ có trong tưởng tượng thông qua công nghệ CGI.
Đây là nơi các chuyên gia diễn họa kiến trúc tiếp nhận các yêu cầu khó nhằn từ nhà sản xuất và tạo ra các thiết kế khiến khán giả kinh ngạc. Đó là ứng dụng của diễn họa trong việc dựng nên các công trình kiến trúc quy mô lớn trong phim. Chưa dừng lại ở đó, những chi tiết nhỏ cầu kì mà trước đây chỉ có thể làm được nhờ sự sáng tạo và khéo léo của tổ đạo cụ thì nay có thể được thực hiện bởi các diễn họa viên chuyên nghiệp với kỹ năng sử dụng phần mềm thành thạo.
Diễn họa kiến trúc đã thay đổi ngành phim ảnh như thế nào?
Hồi lâu trước đây, khi sách là cách duy nhất để một người có thể thưởng thức một câu chuyện hay và trí tưởng tượng là cách duy nhất để hình dung ra các nhân vật và cảnh sắc được mô tả trên trang giấy, mỗi độc giả có trí tưởng tượng riêng của mình về cách câu chuyện vận hành.
Phim ảnh xuất hiện đã thay đổi điều đó, giúp người xem có được một góc nhìn và hình dung rõ ràng hơn về cốt truyện.
Và khi bước vào kỷ nguyên công nghệ, những hình ảnh diễn họa kiến trúc tạo nên nhờ CGI đã nâng môn nghệ thuật thứ 7 này lên một tầm cao khác, mang lại cho phim một cách xuất hiện mới mẻ, hoành tráng hơn. Ví dụ như việc tái hiện những công trình lịch sử vốn không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng với công nghệ dựng hình 3D những công trình này được tái hiện gần như trọn vẹn. Diễn họa kiến trúc không chỉ mang tính giải trí mà còn đóng vai trò giáo dục đối với thế hệ trẻ thông qua việc tái hiện lịch sử này.
Hơn thế nữa, phim có thể dựng nên toàn bộ thành phố ảo sống động như thật bằng công nghệ CGI giúp trải nghiệm của người xem chân thật hơn bao giờ hết.
Chiến tranh giữa các vì sao
Lúc đầu, nhà làm phim sử dụng những cách cũ để tạo ra cảnh quan trong bộ phim khoa học viễn tưởng này. Các bản phát hành mới đã ứng dụng công nghệ diễn họa kiến trúc cho các hình ảnh đầy sáng tạo về một thế giới giả tưởng, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người xem.
Thành công của Chiến tranh giữa các vì sao đã mang lại một luồng sinh khí mới khi ứng dụng công nghệ dựng hình 3D.
Avatar
Bộ phim do James Cameron thực hiện vào năm 2009 là bộ phim đầu tiên tận dụng triệt để công nghệ 3D vào hầu hết các cảnh phim.
Công nghệ này đã giúp tạo ra một thế giới hoàn toàn mới với nhiều phân cảnh tuyệt đẹp khiến khán giả trầm trồ không ngớt.
Inception
Bộ phim nổi tiếng của Christopher Nolan này là một trong những bộ phim mà bạn phải xem ít nhất hai lần.
Sự kết hợp giữa dàn diễn viên xuất chúng và các chuyên gia dựng hình 3D là công thức tạo nên sự thành công của Inception.
Nguồn: easyrender