Tiêu chí đánh giá 1 hình ảnh có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng hình ảnh (nghệ thuật, thương mại, kỹ thuật, truyền thông, v.v.). Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến mà các bạn có thể sử dụng để tham khảo.
1. Đối tượng người xem và Mục đích sử dụng (Audience and Purpose)
Người xem (Audience): Hình ảnh nên được thiết kế phù hợp với nhóm đối tượng người xem. (chuyên gia, khách hàng hay người dùng phổ thông).
Mục đích sử dụng (Purpose): Trước khi tạo hình ảnh, bạn cần hiểu rõ mình muốn truyền tải điều gì. Hãy tự hỏi:
- Ý tưởng hoặc thông điệp cốt lõi là gì?
- Đối tượng mục tiêu của hình ảnh là ai?
- Bạn muốn họ cảm nhận hoặc hành động như thế nào khi nhìn thấy hình ảnh?
- Hình ảnh sử dụng cho cuộc thi hay hình ảnh dùng cho thương mại.
2. Truyền tải ý tưởng (Concept Communication)
Câu chuyện:
Một hình ảnh truyền tải tốt thường có một “câu chuyện”. Bạn có thể kết hợp các nhân vật, cảnh vật hoặc hành động để dẫn dắt người xem cảm nhận thông điệp.
Tạo điểm nhấn và tập trung vào sự đơn giản:
- Một bức hình hiệu quả không nên quá phức tạp. Đảm bảo có một yếu tố chính để người xem tập trung.
- Loại bỏ các chi tiết thừa có thể làm loãng thông điệp.
Lấy cảm hứng từ thực tế:
Xem xét các tác phẩm của bên thứ 3, tham khảo ảnh minh họa, tranh nghệ thuật, hoặc các chiến dịch PR hình ảnh thành công để học hỏi cách họ truyền tải ý tưởng.
3. Cảm xúc và Tác động (Emotion and Impact)
Kết nối cảm xúc (Emotional Connection): Hình ảnh có khơi gợi cảm xúc hoặc đang kể một câu chuyện nào không và câu chuyện nào bạn sẽ muốn kể thông qua hình ảnh?
Tính đáng nhớ (Memorability): Giống như 1 bộ phim, có những chi tiết gây ấn tượng mạnh hoặc đọng lại ngay cả khi bạn xem xong. Hình ảnh cũng có sự tương đồng. Điều gì sẽ làm người xem nhớ đến khi nghĩ về hình ảnh của bạn?
4. Tính thẩm mỹ (Art)
Sau khi đã đi qua những yếu tố xây dựng về nền tảng – câu chuyện, chúng ta bắt đầu đi đến các yếu tố định hình về phần mỹ thuật hay sự chỉn chu của hình ảnh.
Bố cục (Composition):
Bố cục đóng vai trò quan trọng như phần khung xương của 1 hình ảnh diễn họa, nó không chỉ là cách sắp xếp các yếu tố trong khung hình mà còn quyết định cách người xem hiểu và cảm nhận về thiết kế. Một bố cục tốt có thể giúp truyền tải ý tưởng kiến trúc một cách rõ ràng, hấp dẫn và hiệu quả.
Ánh sáng (Lighting):
Ánh sáng trong diễn họa không chỉ làm cho công trình nhìn “sáng hơn” mà còn giúp công trình “nói lên câu chuyện” về thiết kế và giá trị của nó.
Màu sắc (Color):
Màu sắc giúp làm nổi bật và nhấn mạnh các thành phần quan trọng của công trình. Sử dụng màu sắc hiệu quả có thể tạo nên sự hấp dẫn, giúp người xem dễ hiểu và ghi nhớ thiết kế hơn.
5. Chất lượng kỹ thuật (Technical Quality)
Khi đã xác định được tất cả tiêu chí về hình ảnh, thông điệp, mục tiêu hình ảnh hướng đến, vấn đề còn lại là kỹ thuật để hình ảnh hóa những thông điệp đó. (Ví dụ: Không gian nên được chụp với lens bao nhiêu? Tác phẩm nên sử dụng hdri hay sun – sky? Muốn tạo ra vật liệu gương thì phải chỉnh những thông số nào? Muốn render nhanh hơn, sạch noise hơn thì phải làm sao?..v.v…)
Mỗi 1 soft/ plugin sẽ có 1 nhiệm vụ. Vì thế, bạn nên có kiến thức bao quát về phần mềm để có thể chọn ra những công cụ phù hợp nhất cho công việc/thể loại hình ảnh/mục tiêu hình ảnh hướng đến.
Hy vọng những tiêu chí trong bài đã giúp bạn hiểu và đánh giá được một hình ảnh chính xác và hiệu quả hơn, từ đó bạn có thể hoàn thiện tác phẩm của mình tốt hơn và tiết kiệm được thời gian diễn họa. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về Diễn họa Kiến trúc, hãy thử ghé qua thư viện của 4pixos nhé!
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nâng cao các kỹ thuật trong Diễn họa kiến trúc về ánh sáng – vật liệu cũng như tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo thêm các khóa học của 4pixos tại đây nhé.
Xem thêm
> Hướng Dẫn Unwrap 3Ds Max Và Các Kỹ Thuật Cần Biết
> Hướng Dẫn Sử Dụng ComfyUI Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
> Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Xuất File Enscape Sang V-Ray 3Ds Max
> Top 7 Phần Mềm Làm Phim 3D Chuyên Nghiệp Thông Dụng
> Hướng Dẫn Sử Dụng Script Tạo Phào Chỉ Hiệu Quả Trong Kiến Trúc Nội Thất