12 nguyên tắc Animation bất kỳ Animator nào cũng phải nằm lòng

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Bạn đang rối bời không hiểu vì sao tác phẩm animation đầu tay của mình trông hơi bất ổn trong khi bạn đã nắm vững từ kiến thức đến quy trình dựng một thước phim? Rất có thể bạn đã không tuân thủ một vài nguyên tắc được xem là “kim chỉ nam” trong animation rồi đấy.

Cùng 4pixos điểm danh ngay các nguyên tắc này để tìm thấy vấn đề trong tác phẩm của mình nhé! Đừng quên ghi chú lại để không “tắm hai lần trên một dòng sông”, nhất là các starter nha.

1. Squash & stretch 

Theo nguyên tắc Squash & stretch (Kéo bẹp & kéo dãn), vật thể sẽ được kéo dài ra hoặc dẹp đi để thể hiện được tốc độ, tuyến tính, cân nặng, khối lượng cũng như vật liệu của nó. Điều này để tránh những chuyển động cứng nhắc, tăng sự linh hoạt và sống động cho tác phẩm animation của bạn, từ đó giúp người xem cảm nhận chuyển động rõ hơn.Các object mềm hơn sẽ co lại và giãn ra nhiều hơn.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 01: Squash & Stretch

2. Anticipation 

Nguyên tắc này được áp dụng vào cảnh object đang chuẩn bị thực hiện một chuyển động gì đó để báo hiệu cho người xem về những chuyển động sắp xảy ra. Điều này giúp cho các chuyển động được nhịp nhàng và giống thực hơn (tránh được tình trạng “chuyển động xuất hiện từ hư không”)

Ví dụ như quá trình chuyển động của lò xo: lò xo sẽ được nén lại (anticipation) trước khi bật lên và co dãn (movement).

Anticipation có thể có nhiều bước, như: bắt đầu, trước khi anticipation diễn ra, khi anticipation diễn ra, sau khi anticipation diễn ra và cuối cùng là hành động chính.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 02: Anticipation

3. Staging

Nguyên tắc Staging sẽ giúp bạn sắp xếp mọi thứ trong khung hình sao cho xuyên suốt thước phim để đảm bảo sự mạch lạc, dễ hiểu trong toàn bộ quá trình truyền đạt một ý tưởng. Bằng cách này, bạn còn có thể hướng sự chú ý của người xem vào yếu tố quan trọng trong cảnh mà bạn muốn truyền tải.

Để làm áp dụng nguyên tắc này, bạn cần xem xét nhiều phần khác nhau trong animation: acting (diễn xuất), timing (căn thời gian), camera angle and position (góc và vị trí của camera), settings (setup bối cảnh).

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 03: Staging

4. Straight-ahead & pose-to-pose action

Straight-ahead và pose-to-pose là 02 kỹ thuật khác nhau để tạo animation  diễn ra trong một quá trình theo từng khung hình (frame-by-frame):

– Straight-ahead: là phương pháp vẽ tuần tự từng chuyển động nhỏ của vật thể từ chuyển động đầu tiên cho đến cuối cùng theo từng cảnh (scene by scene). Phương pháp này phù hợp với organic movement như khói, lửa, hạt nước rơi xuống, những đám bụi bay lên hay các vụ nổ.

– Pose-to-pose: là phương pháp vẽ chuỗi chuyển động bằng cách vẽ cảnh đầu tiên và cuối cùng của chuyển động, sau đó bổ sung chuyển động nhỏ còn lại trong các cảnh phụ ở giữa. Giai đoạn bổ sung cảnh phụ này giúp cho chuyển động mượt mà hơn, càng nhiều cảnh phụ, video chạy càng liền mạch. Phương pháp này phù hợp với character animation.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 04: Straight-ahead & pose-to-pose action

5. Follow through & overlapping action

Nếu Anticipation là hành động trước khi bắt đầu một chuyển động thì Follow through là hành động kéo theo sau khi kết thúc chuyển động. Nguyên tắc này được thiết kế dựa trên định luật vật lý cơ bản là khi một vật thể dừng chuyển động thì tất cả phần còn lại của vật thể không thể dừng cùng một lúc. Vì vậy, việc thêm chuyển động nhỏ sau khi hành động chính kết thúc sẽ tạo cảm giác chân thực hơn.

Còn nguyên tắc Overlapping sẽ giúp bạn mô tả về quán tính của chuyển động hay sự chênh lệch về thời gian chuyển động của vật thể chính với các phần phụ khác của nó. Ví dụ như một cành cây đang đong đưa trong gió, lá và hoa trên cành cây cũng sẽ chuyển động với một vận tốc khác so với cành cây.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 05: Follow through & overlapping action

6. Slow in & slow out action

Không tuân theo nguyên tắc Slow in & slow out cũng là một trong những nguyên nhân khiến đoạn animation của bạn trông thiếu chân thực bởi một object không thể bắt đầu di chuyển ngay lập tức với tốc độ nhanh nhất hoặc giữ nguyên tốc độ trong suốt thời gian. Nguyên tắc Slow in & slow out sẽ giúp bạn đảm bảo tất cả các chuyển động của mình đều có gia tốc và giảm tốc tự nhiên. 

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 06: Slow in & Slow out action

7. Arc

Đa phần các chuyển động đều đi theo quỹ đạo đường cong, do đó nguyên tắc animation Arc được ra đời. Thêm chuyển động Arcs để làm mềm các path của movement và tạo ra các chuyển động tự nhiên hơn.

Hãy quan sát chuyển động nảy của quả bóng bên dưới và bạn sẽ thấy!

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 07: Arc

8. Secondary action

Tận dụng Secondary Action (chuyển động phụ) điểm xuyến cho hành động chính để tăng thêm sự sống cho chuyển động. Các chuyển động phụ này sẽ giúp cho người xem hiểu rõ hơn tính chất hay trạng thái của vật thể.

Lưu ý: Không nên để những hành động phụ nổi bật hơn hoặc quá mờ nhạt so với hành động chính. Vì vậy, bạn cần phải có kỹ năng phân lớp các tầng thông tin để có sự phân bổ hợp lý.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 08: Secondary Action

9. Timing

Khi chỉnh sửa số lượng frame, bạn sẽ có thể điều chỉnh speed, weight, và smoothness của hoạt ảnh. Ví dụ như một vật thể di chuyển từ A đến B với 20 frames thì chuyển động sẽ diễn ra chậm hơn so với chuyển động có 10 frames.

Thời gian có mối liên quan mật thiết với số lượng frame trong mỗi chuyển động chính. Do đó, khi thay đổi thời gian thì tính chất và bản chất của chuyển động sẽ thay đổi. Để tạo đoạn animation mượt mà và chân thực, hãy chú ý đến nguyên tắc Timing này.

Tốc độ khung hình tiêu chuẩn cho phim animation là 24 frames/giây (24fps).

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 09: Timing

10. Exaggeration

Với nguyên tắc Exaggeration này, bạn có thể hiểu đơn giản là bạn sẽ cường điệu và phóng đại chuyển động so chuyển động thực. Điều này sẽ tạo nên một hiệu ứng ấn tượng giúp bạn dễ dàng truyền tải câu chuyện và cảm xúc cho người xem. Tuy nhiên, cường điệu không có nghĩa là làm vật thể bị méo mó đi mà làm cho một điểm nào đó trong đoạn animation trở nên thuyết phục và nổi bật hơn.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 10: Exaggeration

11. Solid drawing

Mặc dù hiện nay có rất nhiều phần mềm plugin hoặc AI hỗ trợ nhưng việc am hiểu 3D drawing skills và những kiến thức phối cảnh sẽ giúp bạn dựng một đoạn animation trông sát với thực tế nhất bởi vốn dĩ Animation được dựng trên những solid drawings.

Nguyên tắc Solid drawing sẽ giúp các hình vẽ chuyển động của bạn có khả năng tạo ra ảo giác về khối 3 chiều và đảm bảo các yếu tố về bố cục, volume, weight, balance, lighting,… Bên cạnh đó, vẽ phối cảnh trên mặt đất cũng là một trong những cách giúp bạn kiểm soát được khoảng cách giữa các vật thể cũng như kích thước của chúng.

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 11: Solid drawing

12. Appeal

Đôi khi đoạn animation sẽ dễ bị cứng nhắc bởi các khía cạnh kỹ thuật. Vì thế, nguyên tắc Appeal được đặt ra để nhắc bạn đừng quên thêm những nét cá tính riêng, sáng tạo riêng để tạo thêm sự thú vị cho người xem. Ngoài vẻ đẹp và sự chân thực, sự độc đáo cũng góp phần tăng thêm điểm lôi cuốn, hấp dẫn cho đoạn animation nữa đấy!

12 nguyên tắc Animation bất kỳ animator nào cũng phải nằm lòng
Nguyên tắc Animation 12: Appeal