Types of architectural perspective?

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Reddit

Perspective hay còn gọi là “Phối cảnh” trong bản vẽ kiến trúc, là sự thể hiện các vật thể ba chiều trên bề mặt hai chiều (phẳng). Điều này tái tạo vị trí của người quan sát so với đối tượng và cho thấy độ sâu của đối tượng.

Mặc dù có nhiều loại bản vẽ phối cảnh, nhưng trong bài viết này sẽ tập trung vào 3 dạng phối cảnh được biết đến và được sử dụng phổ biến nhất đó là phối cảnh 1-2-3 điểm tụ (vanishing points).

One vanishing point

Phối cảnh một điểm tụ (còn gọi là góc nhìn trực diện) xuất hiện khi chúng ta nhìn thẳng, đối diện vào vật thể, nội thất hay tòa nhà,..v.v

Đây là kiểu phối cảnh đơn giản nhất vì chúng ta chỉ có một điểm tụ (1 vanishing points) và là một trong những điểm được sử dụng nhiều nhất trong bản vẽ render phối cảnh nội thất.

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Two vanishing points

Phối cảnh hai điểm tụ. Còn được gọi là góc nhìn xiên.

Khác với phối cảnh 1 điểm tụ nơi chúng ta nhìn thẳng, đối diện vào vật thể. Ở phối cảnh hai điểm tụ chúng ta đang xem vật thể từ một góc xiên, theo đúng nghĩa đen là chúng ta nhìn thấy phần góc của vật thể đó. Và tất cả các đường chéo trong bản vẽ của bạn đều sẽ tụ lại ở 2 điểm khác nhau (2 vanishing points) trên đường chân trời (horizon line).

Lưu ý khi thay đổi target theo góc nhìn lên-xuống nên kết hợp thêm với tiltshift.

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Three vanishing points

Phối cảnh ba điểm tụ. Điển hình của phối cảnh ba điểm tụ chính là hình chụp tòa nhà với góc nhìn từ dưới hướng lên trên hoặc ngược lại. Theo đó, các đường thẳng của các mặt phẳng tòa nhà sẽ hội tụ với nhau tạo thành một điểm tụ chính và hai điểm tụ còn lại sẽ ở hai bên khung hình.

4pixos Academy • Trung tâm đào tạo Diễn họa kiến trúc quốc tế

Perspective match:

    • Perspective match là 1 công cụ trong 3ds max dùng để hỗ trợ cho việc dựng hình theo phối cảnh.
    • Perspective match sẽ thường ko được sử dụng để dựng hình nội thất, kiến trúc nơi đòi hỏi sự chính xác về tỉ lệ mà thường được sử dụng để (match) ước lượng 1 cách tương đối giữa phối cảnh 3D so với ảnh chụp.
    • Luyện tập khả năng quan sát và phân tích: Vd như khi kí họa, chúng ta sẽ ko thể đòi hỏi đối tượng đó sẽ phải có sẵn bản vẽ, kích thước, tất cả những gì mọi người có là giấy, viết và mắt quan sát. Tương tự với việc kí họa lại 1 phối cảnh trong môi trường 3d, những yếu tố như tỉ lệ, độ biến dạng vật thể, cũng bắt đầu từ việc cơ bạn là quan sát và đo đạc, ước lượng bằng mắt và với 3ds max mọi người sẽ có perspective để hỗ trợ cho cviec ước lượng này 1 cách dễ dàng hơn,

 

Và cuối cùng: trước khi sáng tạo ra cái mới hãy bắt đầu bằng việc vẽ lại được những gì mà mắt mình nhìn thấy trước đã. đường nét, màu sắc, bố cụ, lớp lang hay trật tự của 1 bức ảnh tất cả những việc đó đều cần luyện tập bằng việc quan sát, và hiểu được phối cảnh sẽ là bước đầu tiên trong việc xây dựng lên 1 bức ảnh tốt.

Còn rất nhiều kiến thức và tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc đang chờ bạn khám phá tại thư viện của 4pixos Academy nhé!

Nếu bạn muốn trau dồi Kiến thức và Kỹ năng sử dụng công cụ Corona Render, hãy tham khảo Khóa học Coronator của 4pixos Academy hoặc tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.

Xem thêm
Khám phá “quyền năng” mới trong Corona 10 giúp tăng tốc quy trình làm việc
Làm thế nào để giảm size file 3Ds Max thật đơn giản?
> Cải thiện khả năng diễn họa với 5 tips cực hữu dụng
“Nhẹ việc” hơn với 11 công cụ AI, dân diễn họa đừng bỏ lỡ