Ánh sáng không chỉ là một yếu tố kỹ thuật để làm sáng, mà còn là “chìa khoá” tạo nên chiều sâu, bầu không khí và cảm xúc cho scene. Việc hiểu rõ và sử dụng thành thạo các kỹ thuật chiếu sáng có thể biến những 3D scene đơn giản thành kiệt tác nghệ thuật.
Nhưng làm thế nào để lựa chọn kỹ thuật chiếu sáng phù hợp cho tác phẩm của mình? Hãy xem ngay bài viết này để 4pixos Academy mách cho bạn 05 Kỹ Thuật Chiếu Sáng và cách chúng giúp bạn tái hiện lại không gian sống đầy ấn tượng.
Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm vững về 03 phân loại ánh sáng chính cho không gian là: Ambient, Accent, và Task Lighting. Bởi các quy tắc chiếu sáng này cơ bản được xem là những quy tắc chung để tạo các kỹ thuật chiếu sáng khác, trong đó có 05 kỹ thuật mà 4pixos sẽ chia sẻ bên dưới.
>> Xem thêm bài viết này nếu bạn muốn nắm chắc kiến thức về 3 loại đèn chiếu sáng cơ bản trong diễn họa nội thất nhé!
Giờ thì cùng 4pixos Academy khám phá 05 Kỹ Thuật Chiếu Sáng Phổ Biến Trong Dự Án 3D Rendering Không Gian Sống nào!
1. Directional Lighting
Kỹ thuật Directional Lighting tạo ra các direct parallel beam (chùm tia song song trực tiếp) từ nguồn sáng không giới hạn và di chuyển theo một hướng nhất định. Thông thường, nó được sử dụng như điểm chiếu sáng chính, mô phỏng ánh sáng mặt trời hoặc mặt trăng. Ưu điểm của Directional Lighting là khả năng tạo ra bóng rõ ràng và sắc nét, giúp tăng cường độ chân thực cho scene.
Trong 3Ds Max, bạn có thể thay đổi loại ánh sáng bằng cách di chuyển nguồn sáng dọc theo trục của hệ tọa độ. Khi điểm ở zenith (thiên đỉnh), mặt trời trắng và sáng như vào buổi trưa. Khi angle (góc) càng nhỏ càng gần bình minh hoặc hoàng hôn, mặt trời trở nên đỏ cam hơn và tạo ra những bóng dài và rõ nét.
2. Point Lighting (hay còn gọi là Omni Lighting)
Point Lighting là một kỹ thuật chiếu sáng dựa trên một nguồn sáng cụ thể và lan toả ánh sáng ra mọi hướng. Loại ánh sáng này không có hình dạng hay kích thước cụ thể. Nó chỉ là một điểm sáng phát ra ánh sáng lấp lánh và tạo ra những vùng tối (deep shadow) với các cạnh mờ (blurred edge). Kỹ thuật này phù hợp cho các thiết bị chiếu sáng nhỏ như nến, bóng đèn, đèn treo tường,… giúp tạo thêm sự ấm cúng cho không gian.
Tuy nhiên, chỉ sử dụng point lighting sẽ không đủ để chiếu sáng toàn bộ không gian. Do đó, các Archviz Artist nên sử dụng Point Lighting cho đèn trang trí nhỏ và chọn các kỹ thuật chiếu sáng khác (như Directional hoặc Area Lighting) làm nguồn chiếu sáng chính.
3. Area Lighting
Area Lighting là đèn chiếu sáng 3D duy nhất có hình dạng phẳng (flat shape), thường là hình chữ nhật hoặc hình tròn. Nguồn này tỏa sáng theo mọi hướng và tạo ra ánh sáng khuếch tán (diffused lighting) và bóng đổ mờ, nhẹ nhàng. Vì vậy, khi bạn cần tạo điểm nhấn một cách tinh tế cho một số khu vực nhất định, hãy sử dụng kỹ thuật chiếu sáng này.
Area Lighting thường được sử dụng để mô phỏng ánh sáng từ cửa sổ hoặc từ các nguồn sáng nhân tạo lớn (như các thiết bị chiếu sáng trần và chiếu sáng mái hiên). Độ sáng, đường kính (diameter) ánh sáng và độ suy giảm ánh sáng (lighting attenuation) của nó có thể dễ dàng điều chỉnh để hòa quyện với các nguồn sáng khác góp phần tăng thêm phần chân thực cho ánh sáng toàn không gian.
4. Spot Lighting
Spot Lighting là loại ánh sáng phát ra từ một điểm cụ thể, chiếu tập trung vào một vùng nhất định và có hình nón. Kỹ thuật này tạo ra một điểm sáng tròn với hướng chiếu sáng rõ ràng và bóng đổ có chiều sâu tương tự như đèn chiếu sáng sân khấu.
Trong diễn hoạ kiến trúc, Spot Lighting thường được sử dụng cho đèn đọc sách trong nội thất và đèn đường cho ngoại thất. Khi áp dụng kỹ thuật chiếu sáng này, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh góc chiếu, đường kính của điểm sáng và cường độ ánh sáng để tạo ra điểm nhấn mạnh mẽ và thu hút sự chú ý vào các chi tiết/đối tượng quan trọng trong scene.
5. Global Illumination
Global Illumination là một kỹ thuật chiếu sáng tiên tiến giúp mô phỏng cách ánh sáng phản chiếu và lan tỏa trong không gian một cách tự nhiên nhất. Để tạo ra loại ánh sáng này, phần mềm 3D tính toán sự phản xạ ánh sáng từ mọi bề mặt mà nó chiếu vào.
Đối với dự án theo phong cách sống vào ban ngày, kỹ thuật này tính toán ánh sáng mặt trời trực tiếp, thêm các phản xạ (reflections) từ mọi bề mặt, và kết hợp với một hoặc hai nguồn bổ sung để tạo ra không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh nắng.
Còn đối với scene vào buổi tối, kỹ thuật Global Illumination kết hợp tất cả các nguồn sáng nhân tạo (như spot, area, point lighting) và các phản xạ từ các vật thể trong scene.
Mỗi loại ánh sáng đều có “vai trò” riêng nhưng chúng hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau. Do đó, trong một dự án, bạn có thể đặt hai hoặc ba loại ánh sáng khác nhau trong một scene tùy theo mục đích và thông điệp của dự án.
Hy vọng bài viết này của 4pixos Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 05 loại Ánh sáng phổ biến trong phong cách sống từ đó nâng tầm chất lượng cho dự án và tạo ra những trải nghiệm cảm xúc tuyệt vời cho người xem. Để trau dồi thêm kiến thức và học thêm nhiều tips hữu ích về diễn hoạ kiến trúc, bạn có thể truy cập vào thư viện của 4pixos Academy nhé!
Nếu bạn muốn nắm vững Kiến thức về Vật liệu – Ánh sáng – Bố cục, Kỹ năng để mô phỏng thế giới thực một cách chân thực và sống động cũng như cải thiện tư duy thẩm mỹ, hãy tham khảo Khóa học Rendering của 4pixos Academy nhé. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các khóa học khác của 4pixos Academy tại đây.
Nguồn tham khảo: CGIFURNITURE
Xem thêm
> Hướng Dẫn Chọn 3D Assets Hợp Lý Tạo Biome Siêu Thực
> Top 08 Trang Web Cung Cấp Texture Vừa Miễn Phí Vừa Chất Lượng Cao
> Bỏ Túi 20 Lệnh Object-Space Modifiers Dựng Hình 3Ds Max Với Vài Thao Tác
> Cách setup và kiểm soát vật liệu cây trong Corona Render
> Là Một 3D Artist Bạn Có Những Cơ Hội Nghề Nghiệp Nào?
> 33 Tips Giúp 3D Artists Biến Hoá Không Gian Nội Thất Thêm Hài Hoà